Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ viết tiếng Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 20:
Vai trò của chữ Hán để ghi chép tiếng Việt chủ yếu là ghi lại các yếu tố Hán-Việt có trong văn bản Nôm, ngoài ra, chữ Hán trong một thời kỳ nhất định cũng được sử dụng như văn tự ghi ý cho tiếng Việt, nghĩa là viết 木 đọc là "cây", viết 子 đọc là "con", viết 草 đọc là "cỏ"...
 
Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X, Việt Nam chịu sự đô hộ của [[phong kiến]] [[Trung Hoa]], chữ Hán và [[tiếngVăn Hánngôn]] được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng. Theo Đào Duy Anh thì nước Việt bắt đầu có Hán học khi viên Thái thú [[Sĩ Nhiếp]] (137 - 226) đã dạy dân Việt thi thư. Trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán.
 
Có ý kiến cho rằng chữ Hán đã hiện diện ở Việt Nam từ [[trước Công nguyên]], dựa trên suy diễn về dấu khắc được coi là chữ trên một con dao găm <ref name="Disanhannom">Trần Nghĩa. [http://www.hannom.org.vn/default.asp?CatID=462 Di sản Hán Nôm Việt Nam]. Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2017.</ref>. Tuy nhiên đó là lúc chữ Hán chưa hình thành, và trên các [[trống đồng Đông Sơn]] có thời kỳ 700 TCN - 100 SCN thì hiện diện "các chữ của người Việt cổ" chưa được minh giải, và chưa có tư liệu xác định vào thời kỳ [[trước Công nguyên]] cư dân Việt cổ đã sử dụng chữ.