Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Uyển Dung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 24:
}}
 
'''Uyển Dung''' ([[chữ Hán]]: 婉容; [[13 tháng 11]], năm [[1906]] - [[20 tháng 6]], năm [[1946]]), [[Quách Bố La thị]], [[biểu tự]] '''Mộ Hồng''' (慕鸿), hiệu '''Thực Liên''' (植莲)<ref>Tên và biểu tự của Uyển Dung, lấy trong [[Lạc thần phú]]:''"Phiên nhược kinh hồng, Uyển nhược du long"'' (Nguyên văn: 翩若惊鸿,婉若游龙。)</ref>, là nguyên phối [[Hoàng hậu]] của Tuyên Thống Đế [[Phổ Nghi]] [[nhà Thanh]] và sau là [[Mãn Châu quốc]].
 
Bà nổi tiếng vì là [[Hoàng hậu]] cuối cùng của chế độ [[phong kiến]] [[quân chủ]] của Trung Hoa, dù thực tế danh vị ''"Hoàng hậu"'' của bà chỉ là trên danh nghĩa, do Hoàng đế Phổ Nghi đã ''[[thoái vị]]'' vào năm [[1912]] theo quyết định của [[Long Dụ Thái hậu]]. Lúc này triều đình củadưới thời Phổ Nghi được gọi là ''"Tốn Thanh hoàng thất Tiểu triều đình"'' (遜清皇室小朝廷), không được xem là một giai đoạn triều đình Mãn Thanh chính thức. Do đó, Uyển Dung chỉ được liệt kê là ''"Chính thất của Tuyên Thống Đế"'' mà chưa từng thực sự là ''"Đại Thanh Hoàng hậu"'', bà được người hậu thế về sau biết đến với biệt danh '''Mạt đại Hoàng hậu''' (末代皇后).
 
Bà cũng là vị Hoàng hậu duy nhất của triều Thanh, tuy thành thân với Hoàng đế dưới danh vị Hoàng hậu, không phải tấn phong từ tước vị [[Phúc tấn]] hay [[Phi tần|Phi thiếp]] sau khi Cố Hoàng hậu qua đời, nhưng trong Đại hôn lễ lại không được kiệu đưa vào cung qua [[Đại Thanh môn]]. Đây là một nghi lễ rất quan trọng trong Đại hôn của Hoàng hậu và Hoàng đế. Do tính chất lịch sử, chỉ duy nhất có 4 vị Hoàng hậu đời trước gồm [[Bát Nhĩ Tề Cát Đặc phế hậu|Bát Nhĩ Tề Cát Đặc Phế hậu]], [[Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu]], [[Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu]] và [[Long Dụ Hoàng thái hậu|Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu]] được hưởng quy chế này.
Dòng 33:
=== Dòng dõi bình dị ===
[[File:Empress Gobele Wan-Rong (09).JPG|thumb|left|200px|Cận dung của Uyển Dung.]]
Hoàng hậu Uyển Dung sinh vào năm [[1904]] tại [[Bắc Kinh]]. Không có ghi chép chính thức về ngày sinh thậtthần của bà, về sau vì để kết hôn với Phổ Nghi, gia đình bà đã cho sửa lại thành [[13 tháng 11]] (dương lịch) năm [[1906]] như hiện nay. Bà xuất thân gia tộc [[Quách Bố La thị]] (郭布罗氏), cũng gọi ''"Quách Giai thị"'' (郭佳氏), là một nhánh Thị tộc có gốc gác từ bộ tộc [[Đạt Oát Nhĩ]] gốc [[Mông Cổ]], thuộc [[Mãn Châu]] [[Bát kỳ|Chính Bạch kỳ]].
 
Gia tộc của Uyển Dung vốn là [[Bố Đặc Ha]] (布特哈) của Chính Hoàng kỳ. Bố Đặc Ha, Mãn văn ''Buteha'', đây là một chế độ [[Bát Kỳ]] áp dụng cho những gia tộc thiểu số trấn giữ vùng biên giới [[Đông Bắc]] của Đại Thanh. Các Bố Đặc Ha có Hán ngữ chuyển nghĩa thành ''"Đánh cá và săn bắt"'', vì khi đó các gia tộc thiểu số này có nghĩa vụ dâng sản vật địa phương lên triều đình theo mức hạn được quy định. Dòng họ Quách Bố La thị là một trong những Thế gia vọng tộc bản cư, đối với tầng lớp bản địa cũng có thể xem là có địa vị đáng kể.
 
Đến đời Cao tổ phụ của Uyển Dung là [[A Lặc Cẩm Na]] (阿勒锦那), gia đình của Uyển Dung từ [[Hắc Long Giang]] dời đến [[Bắc Kinh]], được cải thành Mãn Châu Chính Bạch kỳ, trở thành một trong những gia tộc thuộc Kinh kỳ. Căn cứ Gia tộc gia phả của Uyển Dung, vợ cả của A Lặc Cẩm Na vốn là con gái của [[Cao Khách Nãi]] (高喀鼐), là Bố Đặc Ha Chính Bạch kỳ thuộc gia tộc [[Uy Lặc thị]] (倭勒氏), mà mẹ cả của A Lặc Cẩm Na lại là em gái của Cao Khách Nãi. Tằng tổ phụ của Uyển Dung, là con trai của A Lặc Cẩm Na, tên [[Trường Thuận (Quách Bố La)|Trường Thuận]] (长顺), về sau cũng nghênh thú 2 người vợ cả đều là cháu gái của Cao Khách Nãi. Ba đời liên tiếp liên hôn cận huyết, các sử gia cho rằng đó là một trong những nguyên nhân khiến Uyển Dung cơ bản có mầm móng bệnh về sau. Từ sau khi nhập kỳ, A Lặc Cẩm Na đảm nhậm Phó Đô thống, con trai duy nhất Trường Thuận về sau quân công hiển hách, nhậm [[Ô Tô Lý Đài tướng quân]] (乌苏里台将军), rồi [[Cát Lâm tướng quân]] (吉林将军), đến biên giới lãnh nhậm. Sau đó, Trường Thuận được truy tặng ''Nhất đẳng Khinh xa đô úy'' (一等轻车都尉), nhập thờ [[Hiền Lương từ]], thoáng chốc gia tộc trở thành một thế hệ công thần.
Dòng 54:
== Mạt đại Hoàng hậu ==
=== Tuyển chọn tranh chấp ===
Lúc bấy giờ, Tuyên Thống hoàng đế [[Phổ Nghi]] tuy đã tuyên bố [[thoái vị]], Hoàng đế chỉ mang tính chất [[quân chủ lập hiến]], không có quyền lực, nhưng hôn sự của Hoàng đế vẫn là vấnsự đềkiện trọng đại của triều đình Mãn Thanh đang lụi tàn.
 
Năm [[1920]], vào lúc Phổ Nghi 15 tuổi, có chính khách của chính phủ Dân Quốc đề nghị hôn nhân cho vị Hoàng đế đang thành niên. Ngày [[20 tháng 11]] năm đó, tờ 《Tiểu công báo》 có ''“Thanh Đế nghị hôn”'' vấn đề, đề cập rằng Tổng thống [[Từ Thế Xương]] có ý định đem con gái của chính mình gả cho Tuyên Thống Đế. Sang ngày [[25 tháng 11]], tắc có ''“Nghị hôn tin tức”'', các vị Thái phi từ chối hôn nhân của Từ Thế Xương, nói rằng Hoàng đế nên đến tuổi như [[Thanh Mục Tông]] cùng [[Thanh Đức Tông]], vào năm 17 tuổi mới bàn đến hôn nhân. Tuy Từ Thế Xương bị khước từ, nhưng rồi các Thái phi cũng từ đó chú ý đến vấn đề hôn nhân của Phổ Nghi, bắt đầu để mắt đến việc chọn các con gái thuộc quý tộc Mông Cổ hoặc quan lại Mãn Châu, danh gia vọng tộc, mới xứng đáng vị trí Hoàng hậu tương lai.
Dòng 73:
Quá trình này, theo cách nói của đám người [[Phổ Giai]] (溥佳) tường thuật lại, cả Quách Bố La thị cùng Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị đều biểu thị sự chống đối ngầm giữa các thế lực lúc bấy giờ. Vào năm [[1922]], khi diễn ra quá trình tuyển chọn, các Thái phi đã ngấm ngầm kình cựa nhau, Một là góa phụ của [[Thanh Mục Tông]], tức là [[Kính Ý Hoàng quý phi|Kính Ý Thái phi]] Hách Xá Lý thị, một bên kia là [[Cẩn phi|Đoan Khang Thái phi]] Tha Tha Lạp thị, góa phụ của [[Thanh Đức Tông]]. Căn cứ cách nói của Phổ Giai, Uyển Dung có sự hỗ trợ từ Đoan Khang Thái phi cùng [[Tái Đào]] (载涛), còn Văn Tú có sự ủng hộ từ Kính Ý Thái phi cùng [[Tái Tuân]] (载洵). Nơi này cũng có thể nhìn ra, hai người đều có tương đương bối cảnh, mỗi người đều có một vị Thái phi cùng một vị Hoàng thúc duy trì thế lực. Việc chọn Hậu-Phi này trên thực tế thể hiện mâu thuẫn giữa Thái phi cùng với phái Tông thất.
 
Nói đến đây, ông ngoại của Uyển Dung là Bối lặc Dục Lãng - cha ruột của mẹ kế của bà là Hằng Hương, vốn lại có quan hệ rất thân thiết với Tái Đào, tựa hồ đây chính là nguyên nhân khiến Tái Đào ủng hộ Uyển Dung. Hơn nữa, Đoan Khang Thái phi cùng Uyển Dung cũng có quan hệ thông gia sâu sắc. Từ khi trước có nói, vợ cả của Vinh Nguyên, Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị, là cháu chắt của Đại học sĩ [[Kỳ Thiện]], tổ phụ của Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị là [[Cung Thang]] (恭镗) - người đã nghênh thú Tha Tha Lạp thị, vốn là Tam cô cô của Đoan Khang Thái phi. Như vậy tính ra, Uyển Dung là ngoại tằng tôn nữ của cô ruột của Đoan Khang Thái phi, quan hệ hôn nhân cực kì phức tạp và chặt chẽ. Bên cạnh đó, vợ cả của Bối lặc Dục Lãng là Hách Xá Lý thị, chị ruột của Kính Ý Thái phi, như vậy Uyển Dung lại là ngoại tôn nữ của Kính Ý Thái phi. Đây có lẽ là nguyên nhân duy nhất khiến cuối cùng Kính Ý Thái phi chịu nhượng bộ, tuyển chọn Uyển Dung cho vị trí Hoàng hậu.
 
=== Trở thành Hoàng hậu ===