Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháo kích Kagoshima”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor, thay ref lặp lại, thêm thể loại, Executed time: 00:00:04.6820956 using AWB
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 20:
}}
{{Hộp chiến dịch Xung đột thời Bakumatsu}}
'''Pháo kích Kagoshima''', còn gọi là {{nihongo|'''Chiến tranh Anh-Satsuma'''|薩英戦争|Satsu-Ei Sensō}}, là một trận chiến giữa [[Đế quốc Anh|Anh]] và [[phiên Satsuma]] ở [[Kagoshima]] từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 8 năm 1863. Người Anh đang cố gắng lấy tiền bồi thường và hợp pháp công lý từ ''[[daimyō]]'' phiên Satsuma vì [[sự kiện Namamugi]] năm 1862, khi các tàu của [[Hải quân Hoàng gia Anh]] bị bắn trả từ các khẩu đội pháo ven biển gần Kagoshima. Người Anh tiến hành pháo kích thành phố để trả đũa và đẩy lùi quân Satsuma, nhưng không thể đánh bại họ và cuối cùng phải rút lui hai ngày sau đó. Satsuma tuyên bố chiến thắng và sau khi đàm phán đã đáp ứng một số yêu cầu của Anh đối với biến cố Namamugi, khiến cho sau khi chiến tranh kết thúc, hai bên lại tạo được mối liên hệ mật thiết.
 
==Bối cảnh==
Dòng 27:
Ngày 14 tháng 9 năm 1862, [[Sự kiện Namamugi]] xảy ra khi một thương gia người Anh, [[Charles Lennox Richardson]] cưỡi ngựa làm ngáng đường đoàn kiệu của lãnh chúa, bỏ qua những lời cảnh báo và cuối cùng bị giết bởi tùy tùng có vũ trang của [[Shimazu Hisamitsu]], cha và là nhiếp chính của [[Shimazu Tadayoshi]], ''[[daimyō]]'' [[phiên Satsuma]]. Được biết, Richardson đã không nhường nhịn đoàn tùy tùng của Shimazu khi đang đi trên con đường gần [[Kawasaki, Kanagawa|Kawasaki]], và sau đó bị giết theo tập tục ''[[Kiri-sute gomen]]'' – ''[[samurai]]'' có quyền giết những kẻ thuộc tầng lớp thấp hơn vì cho rằng không được tôn trọng. Cái chết của Richardson gây ra sự phẫn nộ từ người châu Âu vì đã vi phạm đặc quyền ngoại giao mà họ được hưởng theo các điều khoản của Hiệp ước bất bình đẳng. Trung tá [[Edward St. John Neale]], [[Đại biện]] của Anh, đã đề nghị Mạc phủ một lời xin lỗi và một khoản bồi thường khổng lồ 100.000 bảng Anh (440.000 đô la bạc Mexico), tương đương với khoảng 1/3 trong tổng thu nhập của Mạc phủ trong một năm.<ref>Totman, p.68–69</ref> Neale tiếp tục đe dọa nã pháo vào [[Edo]], đô thành của nhà Tokugawa, nếu việc thanh toán không được thực hiện.<ref>Totman, p.71</ref> Anh cũng đòi phiên Satsuma bắt giữ và đưa ra xét xử thủ phạm gây ra cái chết của Richardson, đồng thời bồi thường 25.000 bảng Anh cho các nạn nhân còn sống và người thân của Richardson.
 
Mạc phủ dưới sự lãnh đạo của [[Ogasawara Nagamichi]], nắm quyền cai quản khi ''[[Shōgun|Tướng quân]]'' [[Tokugawa Iemochi]] vắng mặt do đang lưu lại kinh thành [[Kyoto]].<ref name="Totman, p.72"/> Mong muốn tránh rắc rối với các cường quốc châu Âu, Ogasawara đã đàm phán với Pháp và Anh vào ngày 2 tháng 7 năm 1863, trên tàu chiến ''Sémiramis'' của Pháp, xin lỗi và đền bù cho các nhà chức trách Anh. Tham gia dàn xếp có các đại diện chính trị và hải quân của Pháp và Anh thời bấy giờ: [[Gustave Duchesne de Bellecourt]] Công sứ Pháp tại Nhật Bản, [[Edward St. John Neale|Trung tá Neale]] Đại biện Vương quốc Anh, [[Benjamin Jaurès|Đô đốc Jaurès]] và [[Augustus Leopold Kuper|Đô đốc Kuper]].<ref name="Polak 2002, p.92">Polak 2002, p.92</ref>
 
Phía Satsuma từ chối xin lỗi, bồi thường 25.000 bảng Anh mà người Anh yêu cầu, hoặc kết tội và xử tử hai [[samurai]] chịu trách nhiệm về vụ giết người, cho rằng việc thiếu tôn trọng daimyō thường bị trừng phạt bằng cái chết ngay lập tức của những người thể hiện sự bất kính. Về mặt pháp lý, khiếu nại của họ bị cho là không hợp lệ, vì người nước ngoài ở Nhật Bản được hưởng lợi từ đặc quyền ngoại giao do Nhật Bản miễn cưỡng chấp nhận các hiệp ước bất bình đẳng với châu Âu. Luật tục Nhật Bản thường không áp dụng cho người nước ngoài, nhưng về mặt chính trị, Satsuma cảm thấy không thể được coi là tuân theo các yêu cầu của châu Âu trong bối cảnh chống nước ngoài tại Nhật Bản vào thời điểm đó. Người Anh muốn đưa ra quan điểm chống lại làn sóng nhương di ở Nhật Bản. Những rắc rối nhương di khác cũng xảy ra trên khắp đất nước cùng lúc, được củng cố bởi "[[Sắc chiếu nhương di]]" năm 1863 của [[Thiên hoàng Kōmei]]. Các cường quốc châu Âu đã chọn phản ứng quân sự với những hành động như vậy: [[Eo biển Shimonoseki]] đã chứng kiến các cuộc tấn công vào các tàu [[Mỹ]], [[Hà Lan]] và [[Pháp]] đi qua, mỗi tàu đều mang lại đòn trả đũa từ các nước đó, với tàu khu trục nhỏ [[USS Wyoming (1859)|USS ''Wyoming'']] của Mỹ dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng McDougal, tàu chiến Hà Lan ''Medusa'' dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng [[François de Casembroot]], và hai tàu chiến của Pháp là ''Tancrède'' và ''[[FS Dupleix (1861)|Dupleix]]'' dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng [[Benjamin Jaurès]] đã tập kích vào đất liền. Cuối cùng, vào ngày 14 tháng 8, một hạm đội đa quốc gia dưới sự chỉ huy của Đô đốc Kuper và Hải quân Hoàng gia Anh đã bắt đầu [[pháo kích Shimonoseki]] để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo vào lộ trình phía Tây ở đó. Cuộc tác chiến của hạm đội Mỹ-Âu chống lại quân Nhật đã thành công.
 
==Diễn biến==