Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hậu cung nhà Thanh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 270:
Đến với hai người cao nhất trong cung là Hoàng đế và Hoàng thái hậu, thì Hoàng đế được nhóm Hậu phi gọi 「'''Hoàng thượng'''; 皇上」, trong khi các nhóm hầu hạ là Thái giám cung nữ lại gọi bằng các xưng hô 「'''Chủ tử'''; 主子」, 「'''Thánh chủ'''; 圣主」 hoặc 「'''Vạn tuế gia'''; 万岁爷」. Bản thân Hoàng đế liền tự xưng là 「'''Ngã'''; 我」 tức xưng hô ngôi thứ nhất ''"Ta"'', bởi vì trong sinh hoạt thì đời Thanh đều nói âm Mãn, mà âm Mãn tự xưng ngôi thứ nhất đều là ''"Pi"'', kiểu xưng 「'''Trẫm'''; 朕」 chỉ là hình thức trên văn viết. Đối với Thái hậu, hai từ [''"Ngô"''] và [''"Dư"''] cũng được ghi nhận được Thái hậu triều Thanh dùng để tự xưng. [[Từ Hi Thái hậu]] được ghi nhận hay tự dùng từ 「'''Cha gia'''; 咱家」 để tự xưng, và được phiên thành [''"zá jiā"''] hoặc [''"zǎ jiā"''] theo [[bính âm]]. Riêng từ 「'''Ai gia'''; 哀家」<ref group = "Chú">Từ này được diễn giải mang nghĩa ''"Người bi ai đã có trượng phu qua đời"'', biểu thị tâm trạng chính mình bi ai. Có chứng cứ chỉ ra đây là một biến hóa của ['''Ai Tử'''; 哀子], xuất phát từ ''"Tạp ký thượng"'' trong [[Lễ ký]] như sau:「''"Tế xưng hiếu tử hiếu tôn, tang xưng ai tử ai tôn"''; 祭称孝子孝孙,丧称哀子哀孙」。</ref> phổ biến trên phim ảnh và tiểu thuyết lại không hề được ghi chép, từ này được cho là xuất phát từ nghệ thuật sân khấu Hí khúc vào cuối đời Thanh.
 
Hậu cung đối với Hoàng thái hậu đều gọi 「'''Thái hậu ngạch niết'''; 太后额捏」 hoặc ''"Ngạch niết"'' bình thường, sang cuối thời Thanh thì lại thịnh hành dùng một danh từ trộn lẫn Hán-Mãn là '''Hoàng ngạch nương''' (皇额娘). Riêng những người hầu như Thái giám và Cung nữ tử, họ đều gọi là 「'''Thái hậu chủ tử'''; 太后主子」 cùng 「'''Lão tổ tông'''; 老祖宗」. Sang thời kỳ cuối của nhà Thanh, [[Từ Hi Thái hậu]] được các quan viên và nô tài trong cung gọi bằng một danh từ gây tranh cãi là 「'''Lão Phật gia'''; 老佛爷」. Xuất xứ của danh xưng này có nhiều tranh cãi, trước mắt theo nhận định của nhóm học giả Thanh sử thì có lẽ là một dạng xưng hô biến hóa của danh xưng [''"Chủ tử"''] và [''"Phật gia"''], những danh xưng đặc thù của người Mãn Châu gọi riêng Hoàng đế, như vậy ''"Lão Phật gia"'' biểu thị địa vị của Từ Hi Thái hậu ngang bằng hoặc vượt trội hơn Hoàng đế. RiêngTrong Quangkhi Tựđó, ĐếĐức Tông lại đặc biệt gọi bà là 「'''Thân ba ba'''; 亲爸爸」, đây được cho là do ảnh hưởng kiểu ''"Nữ dĩ nam luận"'', tức hiện tượng đem vai vế phụ nữ cao hơn hoặc bằng đàn ông đối với người gọi, một hiện tượng khá phổ biến trong các gia đình Bát Kỳ, nhất là từ Trung kỳ về sau.
 
=== Các hạ nhân ===