Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bình Dương Công chúa (Hán Cảnh Đế)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 43:
 
== Thân thế ==
Sử sách không ghi lại năm sinh và tên của bà, chỉ biết bà là con gái cả của [[Hán Cảnh Đế]] Lưu Khải, mẹ là [[Vương hoàng hậu (Hán Cảnh Đế)|Vương Hoàng hậu]]. Tuy nhiên bà không phải con gái đầu lòng của Vương thị, vì trước khi nhập cung Vương thị từng lấy [[Kim Vương Tôn]] và sinh một con gái là [[Kim Tục]]. Thời điểm mà bà ra đời, Lưu Khải còn là [[Hoàng thái tử]] của [[Hán Văn Đế]], còn mẹ bà Vương thị vốn là Thị thiếp của Thái tử. Sau đó, Vương thị sinh tiếp hai con gái [[Nam Cung công chúa]] và [[Long Lự công chúa]], và cuối cùng là Lưu Triệt - người về sau được lập làm Hoàng thái tử khi Vương thị được lập làm [[Hoàng hậu]]<ref>{{Harvp|Tư Mã Thiên|2006|loc=[https://zh.wikisource.org/wik/史記/卷049 Quyển 49]}} </ref>.
 
Năm Văn Đế Hậu Nguyên thứ 7 ([[157 TCN]]), Hán Văn Đế băng hà, cha bà lên ngôi. và khiKhi ấy bà đã mang tước hiệu [[Công chúa]], lấy đất phong ở ấp Dương Tín, gọi là '''Dương Tín Công chúa''' (暘信公主)<ref>{{Harvp|Ban Cố|2007|loc=Quyển 55, Liệt truyện 25 - Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh truyện|ps=: 平暘侯曹壽尚武帝姊暘信長公主。季與主傢僮衛媼通,生青。}}</ref>. Sau đó, Dương Tín Công chúa kết hôn với Bình Dương hầu [[Tào Thọ]], Tằng tôn của danh tướng [[Tào Tham]] thời đầu nhà Hán. Khoảng năm thứ 4 ([[154 TCN]]), Tào Thọ thừa tước Bình Dương hầu. Không rõ thời gian Công chúa thành thân với Tào Thọ, có lẽ là sau năm này vì sau đó bà bắt đầu được gọi '''Bình Dương Công chúa''' (平暘公主). Theo lệ xưng hô đời Hán, các vị Hoàng nữ có phong tước ''"Công chúa"'' đều theo tên tước của chồng. Bà sinh cho Tào Thọ một con trai là [[Tào Tương]] (曹襄).
 
Năm Cảnh Đế Hậu Nguyên thứ 3 ([[141 TCN]]), em trai bà là Thái tử Lưu Triệt kế vị, tức [[Hán Vũ Đế]]. Bình Dương Công chúa vẫn giữ quan hệ thân thiết với em mình. Vũ Đế cũng thường ghé qua Bình Dương phủ để thăm hỏi. Căn cứ [[Hán thư]] ghi lại chuyện về Vệ Thanh, bà được gọi là ''"Dương Tín Trưởng công chúa"'', không rõ là khi mẹ bà là Vương thị trở thành Hoàng hậu hay từ khi Hán Vũ Đế lên ngôi, bởi vì triều Tây Hán từ trước chỉ phong con gái cả của Hoàng hậu (''Đích trưởng nữ'') tước hiệu [[Trưởng công chúa]] - điều này có thể lấy cô của bà là [[Lưu Phiêu]] làm tiền lệ. Nếu như bà mãi từ sau khi Vũ Đế lên ngôi mới là ''Trưởng công chúa"'', thì bà là vị Hoàng nữ đầu tiên lấy tư cách ''"chị / em gái"'' của Hoàng đế mà thụ phong tước hiệu này.
 
== Tiến cử hậu phi ==