Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Hữu Thị Nhàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 39:
Năm [[1885]], Xuất Đế [[Hàm Nghi]] phát động [[Trận Kinh thành Huế 1885]] và [[Phong trào Cần Vương]] liên tiếp chống [[Pháp]], cuối cùng thất bại và bị tù đày. Giữa lúc đó, chính quyền Pháp buộc triều đình nhà Nguyễn chọn ra một hoàng thân lên ngôi [[Hoàng đế]] [[Đại Nam]] và Kiên Giang quận công được chọn.
 
Ngày [[19 tháng 9]], năm [[1885]], Kiên Giang quận công đăng cơ, tức [[Đồng Khánh]] hoàng đế. Bà được phong làm '''[[Hoàng quý phi]]''', cho cai quản mọi việc chốn hậu cung với kim bài chiều ngang khắc chữ: ''"Đồng Khánh sắc tứ"'', chiều dọc khắc chữ ''"Kiêm nhiếp lục viện"''. Sau khi Cảnh Tông qua đời năm [[1889]], bà bị tước đi phong hiệu và sống ẩn dật trong cung.
 
Năm [[1916]], Phụng Hóa công Nguyễn Phúc Bửu Đảo là con của bà Hòa tần [[Dương Thị Thục]] được kế vị ngai vàng, bà được Khải Định tấn tôn làm [[Hoàng thái hậu]]<ref>[[Đại Nam thực lục]] - Chánh biên kỷ thứ 7 - Quyển 1 - Khải Định nguyên niên, tấn tôn Hoàng nguyên từ, Hoàng lệnh từ điều; 《大南實錄》正編第七紀 卷一 啟定元年九月 晉尊皇元慈皇令慈條</ref>. Đến năm [[1923]], bà được dâng tôn hiệu là '''Khôn Nguyên Hoàng thái hậu''' (坤元皇太后), sinh nhật gọi là '''Thánh Thọ tiết''' (聖壽節), vì vậy bà được gọi là '''Thánh Cung hoàng thái hậu''' (聖宮皇太后) hay đơn giản là '''Đức Thánh Cung''' (德聖宮). Khải Định khi chầu hầu, tôn gọi là '''Thánh Mẫu''' (聖母).