Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mã Thủ Ứng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Giai đoạn cao trào: replaced: Thừa Thiên - Huế → Thừa Thiên Huế using AWB
Thẻ: Đã bị lùi lại
n Đã lùi lại sửa đổi của TuanminhBot (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Khonghieugi123
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 25:
 
===Giai đoạn cao trào===
Năm thứ 15 (1642), Cách, Tả ngũ doanh liên kết với [[Lý Tự Thành]], chủ yếu hoạt động ở một dải tây bộ [[Hồ Bắc]] và tây bắc bộ [[Hồ Nam]], đánh chiếm được các nơi [[Di Lăng]], [[Lễ Châu]], [[Thường Đức]]. Cách, Tả ngũ doanh còn đưa quân về Hà Nam phối hợp với Lý Tự Thành trong nhiều chiến dịch quan trọng, Mã Thủ Ứng được Lý Tự Thành đặt hiệu "Vĩnh Phụ Doanh Anh Vũ tướng quân " <ref>Đàm Thiên, sách đã dẫn, quyển 99</ref>. Sau khi Tự Thành đánh lên [[Bắc Kinh]], để ông lại giữ các nơi [[Thừa Thiên - Huế|Thừa Thiên]], [[Kinh Châu]], [[Lễ Châu]], trở thành thế lực một phương, [[Trương Hiến Trung]] ở Tứ Xuyên cũng phái người đến giữ quan hệ hữu hảo với ông.
 
2 năm sau (1644), Mã Thủ Ứng bệnh mất, không kịp nhìn thấy kết cục bi thảm của khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh. Lực lượng của ông tuy không được nhiều sách vở đương thời và sau này nhắc đến nhiều, nhưng chắc chắn không hề tan rã <ref>Ngô Vĩ Nghiệp, sách đã dẫn, chép: ''"Lão Hồi Hồi" bệnh chết, bộ hạ đề cử vợ ông ta lên nắm quyền''. Ngô Vĩ Nghiệp cũng nhắc đến các xước hiệu "Đại Hồi Hồi", "Tiểu Hồi Hồi"… xuất hiện sau đó</ref>. Trong chiếu thư được phát ra vào tháng 4 năm [[Thuận Trị]] thứ 2 (1645) của [[nhà Thanh]] nêu rõ: ''bấy giờ nông dân vũ trang thì ở Tứ Xuyên có Trương Hiến Trung, Hồ Bắc có bọn "Lão Hồi Hồi" vẫn còn kiên trì đấu tranh kháng Thanh'' <ref>Thanh Thế Tổ thực lục, quyển 15</ref>.