Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tết Đoan ngọ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 89:
 
==Việt Nam==
Trong văn hóa Việt thì ngày mùng 5 tháng 5Năm âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu [[Âu Cơ]]. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
:''Tháng Năm ngày tết Đoan Dương,''
:''Là ngày giỗ Mẹ [[Việt Thường]] [[Văn Lang]].''
 
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ [[Việt Nam]] thì ngày mùng 5 tháng 5Năm còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ [[Linh sơn Thánh mẫu]] trên [[núi Bà Đen]].{{fact|date=7-2014}}
 
Ở [[Đồng Tháp]] nói riêng và các tỉnh [[đồng bằng sông Cửu Long]] nói chung, ngày mùng 5 tháng 5Năm [[âm lịch]] còn gọi là ngày "nước quay", vì cứ theo lệ hàng năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông trở thành đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.{{fact|date=7-2014}}
 
<!---
Thiếu nguồn gốc, che trước, nếu viết không có nguồn sẽ đề nghị xóa
 
Tại Việt Nam còn coi mùng 5 tháng 5Năm là "Tết giết sâu bọ", vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này có tục "giết sâu bọ" bằng cách sáng sớm chưa ăn uống gì đã được lót dạ bằng hoa quả đương mùa và [[rượu nếp]]. Trẻ con được treo cho những túi bùa bằng vụn lúa các màu khâu thành hình trái [[đào]], quả [[khế]], quả [[quất]]... buộc chỉ ngũ sắc kết tua (gọi là bùa tua bùa túi), móng tay móng chân được nhuộm đỏ bằng lá móng (trừ ngón tay trỏ và ngón chân kề ngón cái), bôi hồng hoàng (một vị thuốc có màu đỏ pha vàng) vào thóp, vào ngực, vào rốn… để trừ tà ma bệnh tật. Có nơi phụ huynh bôi [[vôi]] vào cổ cho con cái lúc đi ngủ để trừ bệnh tật.
 
Trong tết này, các gia đình có làm lễ cúng gia tiên, cỗ cúng có cả chay lẫn mặn. Các chàng rể phải sắm quà biếu bố mẹ vợ nhân tết mồng năm, trong đó thường có mấy thứ: [[ngỗng]], [[dưa hấu]], hoặc đậu xanh đường cát. Học trò cũng đến tết thầy, lễ vật tuỳ tâm, đại thể cũng như trên. Ở một số vùng quê, vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày mồng 5 tháng 5, nhiều người còn đi hái lá làm thuốc, vì tin rằng lá hái trong giờ phút này dù chỉ là các lá thông thường như lá chanh, lá bưởi, [[kinh giới]], [[tía tô]], [[ngải cứu]], [[sen vồng]]..., đều trở nên công hiệu hơn rất nhiều. Ở một số vùng, người dân còn có tục lệ khảo [[mít]]: một người ở dưới đất gõ vào gốc mít tra khảo, một người trèo lên cây thay mặt cây mít trả lời, với hy vọng sang năm cây cối sai quả. Tuy nhiên gần đây, những sắc thái phong tục truyền thống Việt trong lễ này không còn được xem trọng.
Dòng 106:
Tết Đoan Ngọ là Tết thu hút sự chú ý của khá nhiều người Việt Nam xưa và nay, nó chỉ đứng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Tục này có người cho là từ đời Xuân Thu. Khuất Nguyên (nước Sở), vì can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức ôm đá gieo mình xuống sông Mịch La mà tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm, cứ đến ngày đó, nhân dân Trung Quốc lại làm bánh ngọt, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên.
 
Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng 5 tháng 5Năm là "Tết giết sâu bọ" - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Người ta quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Đào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng cái lòng nó vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.
 
Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, chè hạt sen, chè đỗ đen, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa... bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.
Dòng 162:
[[Cơm rượu]] hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong tết Đoan ngọ; uống rượu hoặc ăn rượu nếp để giết sâu bọ.
 
Chè [[hạt sen]] nấu cùng bột [[sắn dây]] và chè [[đậu đen]] có tác dụng giải nhiệt. Tiết trời đầu tháng 5Năm nắng nóng, dễ sinh các bệnh nhiệt trong người, chè hạt sen, chè đậu đen được nhiều gia đình lựa chọn làm món tráng miệng.
 
==Xem thêm==