Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thích Quảng Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 64134545 của 27.3.138.90 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
tổng thống -> Tổng thống
Dòng 74:
Tấm ảnh chụp ông tự thiêu đã được truyền đi khắp [[thế giới]] và gây nên sự chú ý đặc biệt tới chính sách của chế độ [[Ngô Đình Diệm]]. Phóng viên [[Malcolm Browne]] đã giành [[Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới]] [[Ảnh Báo chí của Năm|năm 1963]] nhờ một bức hình chụp cảnh Thích Quảng Đức tự thiêu, và nhà báo [[David Halberstam]], một người sau được trao [[giải Pulitzer]], cũng đã có bản tường thuật sự kiện. Sau khi chết, thi hài của ông đã được hỏa táng lại, nhưng [[tim|trái tim]] của ông thì vẫn còn nguyên. Đây được coi là biểu tượng của lòng trắc ẩn, dẫn đến việc giới Phật tử suy tôn ông thành một vị [[Bồ Tát]], làm tăng sức ảnh hưởng của vụ tự thiêu lên dư luận.
 
Hành động của ông đã làm tăng sức ép của quốc tế đối với chính quyền [[Ngô Đình Diệm]], dẫn tới việc tổngTổng thống Diệm phải tuyên bố đưa ra một số cải cách nhằm xoa dịu giới Phật tử. Tuy nhiên, những cải cách như đã hứa đó lại được thực hiện một cách chậm chạp hoặc không hề được thực hiện, khiến tình hình càng trở nên xấu hơn. Khi phong trào phản kháng vẫn tiếp tục dâng cao, [[Lực lượng đặc biệt (Việt Nam Cộng hòa)|Lực lượng đặc biệt]] trung thành với cố vấn [[Ngô Đình Nhu]], em trai tổngTổng thống, đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bố ráp chùa chiền trên cả nước. Một số nhà sư khác cũng đã tự thiêu.<ref>{{Chú thích web|url=http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-139_4-18370_5-50_6-1_17-104_14-1_15-1/50-nam-nhin-lai-phat-giao-tranh-dau-1963.html|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20130818203625/http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-139_4-18370_5-50_6-1_17-104_14-1_15-1/50-nam-nhin-lai-phat-giao-tranh-dau-1963.html|ngày lưu trữ=18 tháng 8 năm 2013|tiêu đề=50 Năm Nhìn Lại Phật giáo Tranh Đấu 1963|tác giả 1=Đức Hạnh|ngày tháng=29 tháng 5 năm 2013|ngày truy cập=29 tháng 5 năm 2013|nhà xuất bản=Thư viện Hoa Sen}}</ref> Cuối cùng, [[đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|cuộc đảo chính]] quân sự vào tháng 11 đã lật đổ chính quyền và giết chết anh em Ngô Đình Diệm. Hành động tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức được coi như một bước ngoặt trong [[Biến cố Phật giáo, 1963|cuộc khủng hoảng Phật giáo Việt Nam]], dẫn tới việc xóa bỏ [[Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam|nền Đệ Nhất Cộng hòa]] tại miền Nam Việt Nam.
 
== Hành trạng ==
Dòng 139:
 
== Tang lễ ==
Sau vụ Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, phía Hoa Kỳ gia tăng sức ép buộc Việt Nam Cộng hòa tiếp tục thương lượng và hòa giải với phía Phật giáo. Lúc 11:30 ngày [[11 tháng 6]], Tổng thống Diệm triệu tập nội các để họp khẩn cấp bàn về vấn đề khủng hoảng Phật giáo. Thế nhưng sau cái chết của Hòa thượng Thích Quảng Đức, ông đã hủy cuộc họp và gặp riêng với các bộ trưởng của mình. Đại sứ Mỹ [[William Trueheart]] đã cảnh báo [[Nguyễn Đình Thuận]], thư ký của Diệm, rằng tình hình hiện rất nhạy cảm và đặt hy vọng tổngTổng thống sẽ sớm đáp ứng những yêu sách của giới Phật tử. Tại Mỹ, [[bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ|ngoại trưởng]] [[Dean Rusk]] cũng cảnh báo đại sứ quán Sài Gòn rằng [[Nhà Trắng]] sẽ công khai công bố bản yêu sách đó "tự nó sẽ không liên quan" gì đến chính quyền nếu sự việc đã không xảy ra.<ref>{{harvnb|Jones|2003|p=272}}.</ref> Bản thông cáo chung có ý nhượng bộ Phật tử được ký ngày [[16 tháng 6]].<ref name="h149"/>
 
[[15 tháng 6]] được chọn làm ngày tổ chức lễ tang cho Thầy Thích Quảng Đức. Ngày hôm đó đã có hơn 4.000 người tập trung bên ngoài chùa Xá Lợi nhưng buổi lễ lại bị hoãn. Đến ngày 19, linh cữu của hòa thượng được chở đến một [[nghĩa trang]] cách trung tâm thành phố 16&nbsp;km (10 dặm) về phía Nam để hỏa táng lại. Theo như bản thông cáo chung vừa được ký kết trước đó vài ngày trong đó có sự đồng thuận giữa các chức sắc Phật giáo và cảnh sát thì số người tham dự lễ tang được giới hạn khoảng 400 người.<ref name="h149">{{harvnb|Hammer|1987|p=149}}.</ref>
Dòng 155:
Lúc 19 giờ cùng ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, Tổng thống Ngô Đình Diệm đọc một bài diễn văn trên sóng phát thanh rằng ông "hết sức lo ngại" về vụ việc và khẩn khoản kêu gọi "đồng bào bình tâm". Ông cũng thông báo rằng tiến trình đàm phán đang tiến triển tốt. Ông Diệm cho biết chính tình hình tôn giáo căng thẳng như thế này đã làm nổi bật vai trò của [[thuyết nhân cách]] trong Thiên chúa giáo đối với các luật lệ của ông. Ngô Đình Diệm còn cho rằng những người có tư tưởng cực đoan đã bóp méo sự thật và khẳng định rằng các Phật tử có thể: "tin tưởng vào Hiến pháp, hay nói cách khác là tin tưởng ở tôi".<ref name="Jones 2003 270"/>
 
Quân lực Việt Nam Cộng hòa hưởng ứng lời kêu gọi của tổngTổng thống, bày tỏ sự đoàn kết với nhau đằng sau Ngô Đình Diệm để cô lập các sĩ quan chống đối. 30 quan chức cấp cao đứng đầu bởi tướng [[Lê Văn Tỵ]] đã khẳng định quyết tâm thực thi mọi nhiệm vụ giao phó cho quân đội để bảo vệ [[hiến pháp]] và nền [[cộng hòa]]. Bản tuyên bố thực ra là vỏ bọc che đậy cho kế hoạch lật đổ Ngô Đình Diệm. Một số người tham gia ký kết về sau có dính líu trực tiếp tới cuộc đảo chính và ám sát Diệm tháng 11 năm đó. Các tướng [[Dương Văn Minh]] và [[Trần Văn Đôn]], cố vấn quân sự của tổngTổng thống và là người sẽ lãnh đạo cuộc lật đổ, lúc đó đang ở nước ngoài và không phải tham gia màn kịch ký kết.<ref>{{harvnb|Hammer|1987|p=147}}.</ref>
 
[[Trần Lệ Xuân]], vợ của Ngô Đình Nhu và em dâu tổngTổng thống, lúc đó được mệnh danh là Đệ Nhất Phu nhân Việt Nam Cộng hòa vì tổngTổng thống sống độc thân, đã phát biểu: ''"Tôi sẽ vỗ tay khi thấy một vụ nướng sư khác"'' (''I would clap hands at seeing another monk barbecue show'')<ref>{{harvnb|O'Brien|2005|p=859}}</ref> và ''"nếu ai thiếu xăng dầu tôi sẽ cho"''. Trả lời phỏng vấn của ký giả tờ ''New York Times'', Trần Lệ Xuân nói: ''"Tôi còn thách mấy ông sư thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt lờ, không cần biết tới"''. Những phát biểu thiếu cân nhắc và quá khích của bà như rót thêm nước sôi vào tình hình căng thẳng lúc đó.<ref>{{harvnb|Langguth|2002|p=216}}.</ref>
 
Cuối [[tháng sáu|tháng 6]], chính phủ Ngô Đình Diệm cáo buộc rằng Hòa thượng Thích Quảng Đức "đã bị chích thuốc" trước khi bị ép tự vẫn.<ref>{{harvnb|Jones|2003|p=284}}.</ref> Chính quyền cũng buộc tội Browne đã hối lộ nhà sư để ông tự thiêu.<ref name="p309">{{harvnb|Prochnau|1995|p=309}}.</ref> Nhưng về sau, [[Trần Lệ Xuân]] đã tìm cách từ chối một số các phát biểu thiếu trách nhiệm này.<ref>Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled, Volum II Vietnam at War, Frederick A. Praeger, Publisher, New York, 1967, tr.1184</ref>
Dòng 179:
{{chính|Tự thiêu}}
[[Tập tin:Thich Quang Duc 3.jpg|nhỏ|300px|upright|Đài tưởng niệm hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu]]
Mặc dù công chúng phương Tây rất bàng hoàng về sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức, việc các nhà sư Việt Nam tự thiêu không phải hiện tượng hiếm. Nhiều trường hợp tự thiêu đã được ghi nhận từ hàng [[thế kỷ]] trước, với lý do thường là để tỏ lòng tôn kính với [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Đức Phật]].<ref name="p146">{{harvnb|Hammer|1987|p=146}}.</ref> Trường hợp gần nhất trước Hòa thượng Thích Quảng Đức được ghi nhận ở [[Bắc Bộ Việt Nam|miền Bắc Việt Nam]] vào năm [[1950]].<ref name="p146"/> Sau khi xâm chiếm Việt Nam vào [[thế kỷ XIX]], [[Pháp|thực dân Pháp]] đã cố bài trừ những hành động này nhưng không thực sự thành công. Thập niên 1920, họ đã thành công trong việc ngăn chặn một nhà sư ở Huế tự thiêu, nhưng cuối cùng nhà sư này đã tuyệt thực cho đến chết. Trong những năm 1920 và 1930, báo chí Sài Gòn đã đưa tin về các trường hợp hòa thượng tự thiêu như thể những chuyện bình thường. Điều tương tự cũng diễn ra ở thành phố [[Cáp Nhĩ Tân]], tỉnh [[Hắc Long Giang]] của [[Trung Quốc]]. Năm [[1948]], một hòa thượng ngồi theo tư thế [[Hoa sen (Phật giáo)|hoa sen]], bên dưới là [[mùn cưa]] và [[Đậu tương|dầu đậu nành]] và tự thiêu để phản đối chính sách ngược đãi Phật giáo của những người cộng sản do [[Mao Trạch Đông]] đứng đầu. Trái tim của vị hòa thượng này vẫn còn nguyên như trái tim của Hòa thượng Thích Quảng Đức.<ref name="p146"/> Sau Hòa thượng Thích Quảng Đức, 5 thành viên hội Tăng lữ Việt Nam cũng tử vì đạo cho đến tận [[tháng mười|tháng 10]] năm 1963, khi phong trào phản kháng của Phật giáo lên cao.<ref>{{harvnb|Jacobs|2006|p=152, 168, 171}}.</ref> Ngày [[1 tháng 11]], Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện [[đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|cuộc đảo chính lật đổ tổngTổng thống]]. Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu [[vụ bắt giữ và sát hại Ngô Đình Diệm|bị ám sát]] ngày hôm sau.<ref>{{harvnb|Jacobs|2006|pp=173–180}}.</ref>
 
Người Mỹ tại Sài Gòn thường thấy những hành động tự thiêu rất kỳ quặc, họ sử dụng các kiểu chơi chữ ví dụ như "''[[tỉ-khâu|bonze]] [[Lửa mừng|fires]]''" hay "''hot cross bonzes''", gần như để trốn khỏi tình trạng hoang mang,<ref name="p310"/> Trong một trường hợp, một cậu bé con một quan chức người Mỹ ở đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đã đổ [[dầu hỏa]] lên người mình và châm lửa. Đến khi lửa được dập thì cậu đã bị bỏng rất nặng. Về sau, cậu chỉ giải thích về hành động của mình rằng: "Con chỉ muốn thử xem nó như thế nào".<ref name="p310">{{harvnb|Prochnau|1995|p=310}}.</ref> Trường hợp tự thiêu cũng xảy ra ít nhất hai lần tại Mỹ trong các cuộc [[phản đối Chiến tranh Việt Nam]]. Ngày [[2 tháng 11]] năm [[1965]], [[Norman Morrison]], một tín đồ [[Quaker]] yêu chuộng hòa bình, đã tự thiêu bằng [[dầu hỏa]] bên dưới cửa sổ tầng 3 [[Lầu Năm Góc]], nơi Bộ trưởng Quốc phòng [[Robert McNamara]] làm việc. Cũng năm đó, [[Alice Herz]], một phụ nữ 82 tuổi, đã tự thiêu ở [[Detroit|Detroit, Michigan]].<ref name="Zinn_2003_486">{{harvnb|Zinn|2003|p=486}}.</ref>