Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bạch Liên giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thư mục: clean up using AWB
Dòng 6:
Cuối đời Càn Long, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Quan lại, địa chủ, phú thương kiêm tính phần lớn đất đai. Dân số tăng nhanh, đất canh tác không đủ, nhu cầu lương thực trở nên bức thiết, dân đói ngày càng nhiều. Lại thêm giai cấp thống trị phong kiến sanh hoạt xa xỉ, tham quan ô lại hoành hành, tâm lý bất mãn ngày một dâng cao, nội dung tuyên truyền của Bạch Liên giáo cũng theo đó tăng thêm nhiều yếu tố phản kháng hiện thực.
 
Năm Càn Long thứ 39 (1774), giáo thủchủ Phàn Minh Đức tại Hà Nam trong bài giảng đã nói với các giáo đồ về '''mạt kiếp niên''' (tạm dịch: ''năm tận thế''), cần phải ''hoán kiền khôn, hoán thế giới'' (tạm dịch: thay đổi trời đất, thay đổi thế giới). Ít lâu sau, bọn Lưu Tùng, Lưu Chi Hiệp, Tống Chi Thanh tại các nơi Hồ Bắc, Tứ Xuyên, An Huy trong lúc truyền giáo, lại nói đến '''Di Lặc chuyển thế, đương phụ Ngưu Bát''' (tạm dịch: Di Lặc ra đời, đang giúp Ngưu Bát. '''Ngưu''' (牛) '''Bát''' (八) tức là chữ '''Chu''' (朱) viết tách ra, ám chỉ hậu duệ nhà Minh), tuyên xưng '''hoàng thiên tương tử, thương thiên tương sanh''' (tạm dịch: ''trời vàng sắp chết, trời xanh sắp sinh''), gia nhập giáo thì có thể miễn được tai vạ "''nước lửa đao binh''".
 
Sau khi nhập giáo, "''người trong giáo sẽ thu lấy gia tài, chia đều cho mọi người''"; giáo đồ đã quen thì "''mặc áo ăn cơm, không phân ngươi - ta''", ngoài ra còn có những giáo điều như "''có vạ cùng cứu, có nạn cùng chết''", "''không giữ một đồng (tiền) (vẫn) có thể đi khắp thiên hạ''",… Đây là những khẩu hiệu tuyên truyền phù hợp với yêu cầu bình quân, bình đẳng và được giúp đỡ của những người nghèo, còn thỏa mãn nguyện vọng phản kháng cầu sanh của bọn họ. Nhờ vậy, Bạch Liên giáo đã phát triển một thế lực lớn mạnh, rồi tiến đến ý đồ khởi nghĩa vũ trang.