Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Phúc Hồng Bảo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Mưu sự lần sau (1854): Sửa lỗi chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 122:
Rút lại vụ việc Hồng Bảo, trong một bài viết, nhà sử học Đỗ Bang cũng đã nêu ra mấy ý như sau:
*Hồng Bảo đáng lẽ phải được lên ngôi, nhưng bị Trương Đăng Quế và một số cận thần đổi chiếu rồi bôi bác cho Hồng Bảo là con dòng thứ, hay chơi bời phóng đãng...<ref>[[Phạm Khắc Hòe]] (1902-1995), nguyên là ''Đổng lý Ngự tiền văn phòng'' triều [[Bảo Đại]], tương đồng với ý kiến của Đỗ Bang, ông viết: ''Thiệu Trị nhắm mắt, quyền thần Trương Đăng Quế đã gạt Hồng Bảo đi và đưa Tự Đức lên làm vua...''(''Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn'', Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1986, tr. 65).</ref>.
*Hồng Bảo vừa là học trò vừa là bạn của [[Tương An Quận Vươngvương]] <ref>Tương An quận vương (1820 - 1854) tên Nguyễn Phúc Miên Bửu, là con thứ mười hai của vua Minh Mạng. Ông là người văn võ kiêm toàn nên được cử làm giáo đạo dạy hai người cháu ruột là Hồng Bảo (vai chú nhưng chỉ lớn hơn Hồng Bảo có 5 tuổi) và Hồng Nhậm, nhưng ông tương đắc với Hồng Bảo hơn. Năm 1847 Hồng Nhậm được truyền ngôi tức vua Tự Đức, còn Hồng Bảo âm mưu giành lại ngai vàng của em bị xử tội chết năm 1854. Vua Tự Đức nghi ngờ Miên Bửu có nhúng tay vào vụ đảo chánh này song không có bằng chứng buộc tội. Bị theo dõi và vì thương xót cho số phận Hồng Bảo, ông buồn rầu đóng cửa, tự giam mình trong phủ riêng, lấy thơ rượu làm khuây. Ông chết năm 34 tuổi, sau một cơn bệnh nặng (theo ''Từ điển văn học'', bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr. 1166).</ref>. Tương An và Tùng Thiện vương đều là chú ruột của vua Tự Đức, qua sự kiện này, cả hai cũng rã rời theo chiều phân cực trong nội bộ hoàng tộc.
*Từ trong nội cung tung ra nhiều chuyện mỉa mai nhằm bôi nhọ Tự Đức: cho Tự Đức là con của Trương Đăng Quế. Vợ Quế đem con (tức Tự Đức) vào cung rồi đánh tráo con của Thiệu Trị hoặc Trương Đăng Quế tư thông với bà [[Từ Dụ]] mới sinh ra Tự Đức...<ref>Truyện Đoàn Hữu Trưng in trong sách ''Danh nhân Bình Trị Thiên''. Nhà xuất bản [[Thuận Hóa]], 1986, tr. 133.</ref>