Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Viên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Infobox UNESCO World Heritage Site | WHS = Lưu viên | image = Liuyuan.jpg | image_upright = 1.2 | caption = | location = Tô C…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 03:51, ngày 28 tháng 2 năm 2021

Lưu viên (giản thể: 留园; phồn thể: 留園; bính âm: Liú Yuán; Phương ngữ Tô Châu: Leu yoe, IPA: [løʏ ɦyø]) là một khu vườn cổ điển nổi tiếng nằm tại 338 đường Lưu Viên, thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Cùng với các khu vườn cổ điển khác ở Tô Châu nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đây cũng là nơi lưu giữ hai di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là Bình đàn (评弹) và Cổ cầm.

Lưu viên
Di sản thế giới UNESCO
Vị tríTô Châu, Giang Tô, Trung Quốc
Một phần củaTô Châu Viên Lâm
Tiêu chuẩnVăn hóa: (i)(ii)(iii)(iv)(v)
Tham khảo813bis-002
Công nhận1997 (Kỳ họp 21)
Mở rộng2000
Diện tích2,331 ha (5,76 mẫu Anh)
Tọa độ31°19′3,1″B 120°35′17,2″Đ / 31,31667°B 120,58333°Đ / 31.31667; 120.58333
Lưu Viên trên bản đồ Giang Tô
Lưu Viên
Vị trí của Lưu Viên tại Giang Tô
Lưu Viên trên bản đồ Trung Quốc
Lưu Viên
Lưu Viên (Trung Quốc)

Lịch sử

Khu vườn nằm bên ngoài Trường môn của Tô Châu, nó được Từ Thái Thời, một quan chức bị luận tội nhưng sau đó được miễn tội vào năm 1593 ủy quyền xây dựng. Thợ đá Châu Thời Thần là người đã thiết kế và xây dựng khu vườn phía đông (Đông viên, 东园). Đông viên nổi tiếng khi các phán quan NgôThường Châu đều ca ngợi hết lời thiết kế của, một hòn non bộ được xây dựng giống với núi Quốc ThanhPhổ Đà.[1]

Năm 1798, Lưu Thứ là một quan lại dưới thời vua Gia Khánh đã tái thiết lại khu vườn với việc thêm vào rặng thông và tre. Là người yêu thích sưu tập đá học giả, ông đã bổ sung thêm 12 viên đá nữa vào "rừng đá" trong khu vườn. Đó cũng là lúc "thiên đình ngũ đỉnh" được xây dựng. Khu vườn sớm đã được gọi là Lưu viên theo tên họ của gia chủ. Bắt đầu từ năm 1823 vào thời vua Đạo Quang, khu vườn đã mở cửa cho công chúng tham quan và trở thành một địa danh nổi tiếng.[2] Nhưng đến thời Thái Bình Thiên Quốc, khu vườn dần trở lên hoang vắng do chiến tranh và thiếu người quản lý.

Năm 1873, vào thời vua Đồng Trị năm thứ 12, nó được chuyển quyền sở hữu cho Thịnh Khang, một thủ quỹ của tỉnh Hồ Bắc và cha đẻ của Thịnh Tuyên Hoài. Ông đã cho sửa chữa những hư hại của khu vườn sau loạn Thái Bình Thiên Quốc và phải mất ba năm để hoàn thành. Khu vườn được đổi tên thành Lưu viên.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Yuan 2004
  2. ^ Yuan, 2004