Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kế hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
"sắc phong" dòng thứ 83 ý nói tấm sắc phong chứ không phải nghi lễ sách phong mà sửa, "kim hoàng sắc" là màu kim hoàng chứ sửa thành kim hoàng sách làm cái gì? Ở phần tương quan, "nhan sắc" đúng rồi còn đi sửa bậy bạ thành "nhan sách"? Vai kế hậu trong DHCL tên đầy đủ vốn là 輝發那拉淑慎 nên không cần bỏ hai chữ Huy Phát.
Dòng 83:
Theo điều tra hồ sơ ban thưởng, thì vào [[tháng 5]] năm Ung Chính thứ 12, cho thưởng cho cha của Na Lạp thị là Na Nhĩ Bố cùng chính thê vật phẩm. Sang ngày [[29 tháng 10]] (âm lịch) sang năm sau ([[1735]]), ban cho nhà Na Nhĩ Bố dinh trạch ở rộng 42 gian, từ tư liệu này biết được thì nguyên nhà của Na Nhĩ Bố ở phía Đông ven sông Hà Tạo. Trên thực tế, nhà Na Nhĩ Bố căn bản là trung đẳng Bát Kỳ, dòng dõi cao quý nhưng lại không thịnh vượng, gia tộc đã bắt đầu xuống dốc. Trước đó, một vị tỷ tỷ của Na Lạp thị được gả cho một Tông Thất vị Công tước, một đường chất nữ gả vào Trịnh Thân vương phủ, nhưng chung quy đối với gia tộc cũng không mang lại lợi ích gì lớn lao. Bởi vậy, có thể hình dung toàn bộ gia tộc đối với việc Na Lạp thị trở thành Trắc Phúc tấn của Hoằng Lịch đã ôm rất nhiều kỳ vọng. Cùng năm ấy (tức năm Ung Chính thứ 12), ngày [[8 tháng 11]] (âm lịch), Khâm Thiên giám quyết định là ''"ngày lành tháng tốt"'', cử hành lễ đưa Na Lạp thị vào Trọng Hoa cung. Năm ấy, Na Lạp thị chỉ vừa 16 tuổi. Thanh cung mãn sư [[Quất Huyền Nhã]] thuyết minh vào đời Thanh, lễ Trắc Phúc tấn cưới vào phủ của Thân vương, đều như lễ cưới Đích Phúc tấn của Quận vương, đấy là theo lệ thường, do đó khi Na Lạp thị năm ấy cưới cho Bảo Thân vương chính xác là dùng lễ Đích Phúc tấn của Quận vương. Ngoài ra còn một số vật phẩm cho cha mẹ bà, đều là theo lệ thường<ref>橘玄雅: 根据雍正朝的制度,和硕亲王娶嫡福晋,例赏嫡福晋之父蟒朝衣、帽、带、靴,赏嫡福晋之母蟒袍褂裙、金耳坠。赏其家玲珑鞍马二匹,金二十两,银一千两。和硕亲王娶侧福晋同多罗郡王娶嫡福晋,例赏嫡福晋之父蟒朝衣、帽、带、靴,赏嫡福晋之母缎袍褂裙、金耳坠。赏其家玲珑鞍马一匹,皮坐鞍马一匹,金十两,银七百两。</ref>.
 
Trong các đợt Bát kỳ tuyển tú, Hoàng đế có thể chọn các tú nữ vừa mắt cho Hoàng tử - Thân vương, đó là một loại vinh dự vì do chính Hoàng đế ban hôn. Mà có thể tham dự Bát kỳ tuyển tú, thì chắc chắn xuất thân và gia thế không thể nào tồi, nên thông thường đều là Đích Phúc tấn, hoặc ít nhất cũng là Trắc Phúc tấn. Tuy chỉ là trắc thất, song địa vị Trắc Phúc tấn trong phủ đệ vương công cũng được xem là cao quý, có sáchsắc phong, đãi ngộ và triều phục đều theo quy định của triều đình gần giống Đích Phúc tấn. Đây cũng là một trong các lý do Na Lạp thị được chọn làm Hoàng hậu về sau.
 
=== Sơ phong Nhàn phi ===
Dòng 107:
Năm Càn Long thứ 10 ([[1745]]), ngày [[23 tháng 1]] (âm lịch), Càn Long Đế ra chỉ dụ tấn phong Quý phi Cao thị làm [[Hoàng quý phi]]. Bên cạnh đó Hoàng đế cũng quyết định đại phong hậu cung, tấn phong Nhàn phi Na Lạp thị, Thuần phi Tô thị đều trở thành [[Quý phi]], [[Du Quý phi|Du tần]] lên Phi, [[Lệnh Ý Hoàng quý phi|Ngụy Quý nhân]] lên Tần<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1799|loc=[http://www.guoxuedashi.com/a/5701m/89162c.html Quyển 233]|ps=: 乾隆十年。...乙未。谕、朕奉皇太后懿旨。贵妃诞生望族。佐治后宫。孝敬性成。温恭素著。著晋封皇贵妃。以彰淑德。娴妃、纯妃、愉嫔、魏贵人。奉侍宫闱。慎勤婉顺。娴妃、纯妃、俱著晋封贵妃。愉嫔、著晋封为妃。魏贵人、著晋封为嫔。以昭恩眷。钦此。特行传谕。该部将应行典礼。察例具奏。}}</ref>. Nguyên văn lời dụ năm ấy: <blockquote>Càn Long năm thứ mười. Ất sửu. Tháng giêng. Ất vị. Dụ, trẫm phụng Hoàng thái hậu ý chỉ. Quý phi sinh ra nơi vọng tộc, Tá trì hậu cung, hiếu kính tính thành, Ôn cung tố trứ, nay tấn phong Hoàng quý phi. Dĩ chương thục đức. Nhàn phi, Thuần phi, Du tần, Ngụy Quý nhân. Phụng thị cung đình, thận chuyên uyển thuận. Nhàn phi, Thuần phi tấn phong Quý phi, Du tần tấn phong Du phi, Ngụy Quý nhân tấn phong Lệnh tần. Dĩ chiêu dạ quyến. Khâm thử. Đặc biệt truyền dụ. Cai thuộc cấp ứng với điển lễ. Xét lệ cụ tấu. </blockquote>Khoảng 2 ngày sau khi có chỉ dụ, Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị đã hoăng thệ, Nhàn Quý phi Na Lạp thị bấy giờ có phẩm vị cao nhất trong Hậu cung vì chỉ xếp sau [[Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu]]. Còn Tô thị tuy đồng vị Quý phi, có tư lịch lâu hơn và sinh hạ Hoàng tam tử [[Vĩnh Chương]] cùng Hoàng lục tử [[Vĩnh Dung]], song Tô thị xuất thân thường dân, còn Na Lạp thị xuất thân Mãn Châu quý tộc, hơn nữa từ khi ở tiềm để thì Na Lạp thị đã là Trắc Phúc tấn còn Tô thị là Cách cách, do đó hiển nhiên rằng địa vị của Na Lạp thị cao quý hơn. Bên cạnh đó, Na Lạp thị khi được đề cập cùng Tô thị đều luôn được đứng trước trong các ghi chép, mà việc đứng trước hay sau trong các tài liệu cổ cực kì quan trọng và nghiêm ngặt<ref>Sách phong Quý phi năm Càn Long thứ 10, ''"Nhàn Quý phi"'' trước, sau đó mới là Thuần Quý phi.
* Bản chép tay Hoàng triều thông điển: [https://ctext.org/library.pl?if=gb&file=54185&page=16 皇朝通典, trang 16]
* Bản chép tay Hoàng triều văn điển: [https://ctext.org/library.pl?if=gb&file=105274&page=274&remap=gb 皇朝文典, trang 274]</ref>. Cùng năm vào [[tháng 2]], ngày [[Giáp Dần]], Càn Long Đế dụ trong Nghi trượng của Hoàng quý phi và Quý phi, một số bộ phận dùng màu [Kim hoàng sáchsắc; 金黄色], như vậy thì về cơ bản Hoàng đế đã nâng Nhàn Quý phi cùng Thuần Quý phi có địa vị cao hơn rất nhiều nếu so với các vị Quý phi ở hai thời [[Khang Hi]] và [[Ung Chính]], hay thậm chí là so với Tuệ Hiền Hoàng quý phi vừa mất<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1799|loc=[http://www.guoxuedashi.com/a/5701m/89163w.html Quyển 234]|ps=: ○谕、嗣后皇贵妃贵妃仪仗内。红缎曲柄伞。著改用金黄色。妃嫔仪仗内。著添用红缎曲柄伞一柄。}}</ref>.
 
Ngày [[17 tháng 11]] (âm lịch) cùng năm, lấy Đại học sĩ [[Sử Di Trực]] (史貽直) làm Chính sứ, Lễ bộ Hữu thị lang [[Giác La Thặc Nhĩ Sâm]] (覺羅勒爾森) làm Phó sứ, sách phong Nhàn phi Na Lạp thị làm '''Nhàn Quý phi''' (嫻貴妃).
Dòng 354:
Sự việc xảy ra đối với Na Lạp Hoàng hậu dấy lên rất nhiều cách nhìn, mà nhất là có thể liên quan đến chuyến Nam tuần vào năm ấy của Hoàng đế và Hoàng hậu. Chính điều này đã làm dấy lên nhiều phỏng đoán nghi vấn tại [[Giang Nam]]. Giả thiết được lưu truyền nhiều nhất, là do Na Lạp Hoàng hậu phản đối việc Càn Long Đế xuống Giang Nam vi hành, cho rằng ông chỉ xuống để tìm người đẹp để nhập cung, được gọi là '''Giang Nam liệp diễm''' (江南猎艳).
 
Trong lịch sử, Càn Long Đế cũng như [[Khang Hi Đế]] rất tích cực Nam tuần, không chỉ vì cảnh đẹp Giang Nam, mà còn vì ở đây nổi tiếng nhiều mỹ nữ như hoa như ngọc. Trong truyền thuyết, khi Nam tuần thì Càn Long Đế từng đến [[Thanh Phố, Hoài An]] và sủng hạnh một vài con hát xinh đẹp. Có một con hát tên '''Tuyết Như''' (雪如), nhan sáchsắc xinh đẹp, chuyên câu dẫn nam nhân đã khiến Hoàng đế vui thích bằng dáng vẻ chiều chuộng, kỹ năng phòng the cao nên rất được Hoàng đế chiếu cố. Xong việc, nàng còn được Hoàng đế ban cho rất nhiều thứ như ngọc như ý, trân châu, trâm cài đều tinh xảo. Trên bả vai Tuyết Như có thêu một hình Tiểu đoàn long, nhiều người diễn giải rằng do Hoàng đế hay vuốt ve bả vai nàng, nên lệnh cho đặc biệt thêu lên một hình Tiểu long, mang ý sủng dị. Na Lạp Hoàng hậu tuyệt nhiên không hề biết chuyện này. Khi cả đoàn đến Hàng Châu, Càn Long Đế nổi hứng mặc Thường phục, cải trang làm du khách ăn chơi lên phố, hòng tiếp tục tìm kiếm người đẹp. Na Lạp Hoàng hậu biết được thì bàng hoàng phản đối, thậm chí khóc lóc khuyên can, Càn Long Đế không nghe, thậm chí chửi mắng Hoàng hậu tinh thần không ổn, nên mới bí mật đem bà hồi kinh.
 
Một truyền thuyết nữa nói rằng, Na Lạp Hoàng hậu cùng Càn Long Đế thực hiện chuyến Nam tuần năm thứ 30, khi đến [[Kim Lăng]], Hoàng đế cùng với đám thần tử sủng ái chạy trên sông Tần Hoài tìm ca kỹ mua vui. Quan viên địa phương muốn lấy lòng Hoàng đế, đã cho sắp xếp một chiếc thuyền hoa tráng lệ, bên trên đầy những kỹ nữ tuổi trẻ mơn mởn, nhan sáchsắc hồ mị, dáng điệu lẳng lơ nhảy múa ca hoan. Càn Long Đế đại hỷ, ban thưởng cho quan viên bọn họ, còn cùng các ca kỹ nghe hát nhạc dâm đến hết cả đêm. Hoàng hậu biết được chuyện này, vốn không thể nhẫn nhịn nữa, đã đem toàn bộ tóc cắt đi hết. Càn Long Đế trở về thì thấy sự tình, trách mắng Hoàng hậu vô phép thất đức, ghen tuông vô cớ, bèn sai người đưa Hoàng hậu về kinh sư, giam cầm trong cung.
 
Sách [[Thanh triều dã sử đại quan]] (清朝野史大观), một quẩn sách chuyên tổng hợp những chuyện dã sử lưu truyền rộng rãi vào thời Dân Quốc có nhắc đến chuyện Na Lạp Hoàng hậu cắt tóc làm ni sư ngay tại Hàng Châu, mà không phải quay về cung giam cầm:
Dòng 505:
| rowspan="2" style="text-align:center;" |2018|| style="text-align:center;" |《[[Như Ý truyện]]》|| style="text-align:center;"|[[Châu Tấn (diễn viên)|Châu Tấn]]||style="text-align:center;"|Ô Lạp Na Lạp Thanh Anh / Như Ý
|-
| style="text-align:center;" |《[[Diên Hi công lược]]》|| style="text-align:center;"|[[Xa Thi Mạn]]||style="text-align:center;"|Huy Phát Na Lạp Thục Thận
|}