Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Tōdai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Add 1 book for Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được (20210305)) #IABot (v2.0.8) (GreenC bot
Dòng 8:
== Lịch sử ==
=== Bối cảnh ===
Vào [[thời kỳ Nara]], nền văn hóa Trung Hoa đã tạo ảnh hưởng rất lớn đến Nhật Bản khi mà sự vinh quang của [[nhà Đường]] đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với quốc đảo này.<ref name="Swann67.45">{{harvsp|Swann|1967|p=45-46}}.</ref> Do đó, chính quyền trung ương gắn liền với tầng lớp quý tộc được mô phỏng theo mô hình quan liêu rộng lớn của Trung Quốc và Phật giáo bắt đầu truyền bá rộng rãi trên khắp quần đảo khiến nhu cầu xây dựng hình ảnh ngoan đạo trở thành điều thiết yếu.<ref name="Murase96.50">{{harvsp|Murase|1996|p=50}}</ref> Đối mặt với gánh nặng hành chính ngày một tăng, triều đình đã chọn Bình Thành Kinh (平城京, ''[[Heijō-kyō]]''), tức [[Nara|Nại Lương]] ngày này, làm kinh đô cố định mới vào năm 710.<ref name="Swann67.45"/> Sự thiên đô tới Nara cũng bắt đầu niên hiệu Thiên Bình (天平, ''Tenpyō'') của [[Thiên hoàng Shōmu|thiên hoàng Thánh Vũ]], một giai đoạn mà rất nhiều công trình liên quan đến Phật giáo được dựng lên. Những ngôi đền đồ sộ này có ảnh hưởng rất quan trọng đối với bách tính, khi họ coi tôn giáo mới này là nguồn bảo vệ mạnh mẽ cho đất nước.<ref name="Ienaga79.41">{{chú thích sách|author1=Saburō Ienaga|title=Japanese art: a cultural appreciation|url=https://archive.org/details/japaneseartcultu00iena|date=1979|publisher=Weatherhill|isbn=978-0834810297|pages=[https://archive.org/details/japaneseartcultu00iena/page/41 41]-42|edition=1st English|language=en|chapter=30}}</ref>
 
Thiên hoàng Thánh Vũ cũng chính là người đặt nền móng cho Đông Đại Tự. Chịu ảnh hưởng từ sự vinh quang của Trung Thổ Đại Đường và bản thân cũng là một ngưởi bảo vệ Phật giáo nhiệt thành, ông khao khát tăng cường quyền lực cũng như sự thống nhất của quốc gia, với mong muốn mang lại cho Thiên hoàng một vai trò trung tâm và thiết yếu hơn trong đời sống chính trị Nhật Bản vốn bị nhiều gia tộc và thế lực khác nhau khống chế.<ref name="Mino86.20">{{harvsp|Mino|Rosenfield|Coaldrake|Morse|1986|p=20}}.</ref> Kể từ những năm thập niên 730, ông đã cho khởi công một số lượng lớn công trình xây dựng trên khắp bán đảo Nhật Bản. Năm 741, vì muốn dựa vào triết lý Phật giáo hộ quốc để trấn an mọi người, Thiên hoàng hạ chiếu lập những ngôi chùa ở mỗi địa phương gọi là [[Quốc phần tự]] (国分寺, ''kokubun-ji'') và chùa sư nữ địa phương (''kokubunni-ji'') trên tất cả mọi [[Tỉnh của Nhật Bản (cũ)|tỉnh thành của Nhật Bản]].<ref name="Shimizu01.68">{{harvsp|Shimizu|2001|p=68}}.</ref> Mỗi ngôi chùa đều phải có một tòa tháp bảy tầng dựng lên bên cạnh và bắt buộc phải lưu trữ 10 bản sao [[Kinh Diệu Pháp Liên Hoa]] và 10 bản khác của [[Kinh Kim Quang Minh]] để đảm bảo an sinh của đất nước. Chính sách này được ban hành như là phản ứng với dịch [[đậu mùa]] đã hoành hành tại kinh đô trong các năm 735 và 737, cũng như [[Biến loạn Fujiwara no Hirotsugu|cuộc nổi loạn của Đằng Nguyên Quảng Tự]] (藤原広嗣, ''Fujiwara no Hirotsugu)'' và nạn đói.<ref name="Brown93.250">{{harvsp|Brown|1993|p=250-252}}.</ref> Thiên hoàng có kế hoạch dựng lên một ngôi chùa lớn để tài trợ cho các ngôi chùa địa phương. Vào năm 743, ông đã giáng chiếu dựng một ngôi điện và một bức tượng [[Tỳ Lô Giá Na Phật]] (''Rushana'') khổng lồ bằng đồng dát vàng: đó chính là Đông Đại Tự.<ref name="Kobayashi75.22">{{harvsp|Kobayashi|1975|p=22}}.</ref> Là một Phật tử nhiệt thành, Thiên hoàng Thánh Vũ theo đuổi tầm nhìn của mình về một Nhật Bản tập trung cả về các vấn đề chính trị và tôn giáo, để củng cố quyền lực của mình đối với các tỉnh và các gia đình quý tộc khác nhau.<ref>{{chú thích sách|last1=Morse|first1=Samuel C.|editor1-first=Grove's Dictionaries|title=Japan, Sculpture, Nara Period|isbn=9781884446009|pages=113-116|accessdate = ngày 29 tháng 4 năm 2020 |language=en|chapter=17|date=1996}}</ref> Đối với ông, triều đình và thiên hoàng phải cai trị đất nước giống như Đông Đại Tự phải chiếm vị trí trung tâm trong số tất cả các ngôi chùa.<ref name="Murase96.49">{{harvsp|Murase|1996|p=49}}.</ref> Do đó, sự lựa chọn Phật Tỳ Lô Giá Na không phải là tầm thường, vì ngài biểu hiện cử chỉ sáng suốt cao tuyệt, hay tâm thức vũ trụ, tức là Phật trí thức siêu việt và trong [[Mạn-đà-la]], ngài tọa vị trí trung tâm.<ref name="Mino86.20" /> Song song với Phật Tỳ Lô Giá Na, trên thực tế, Thiên hoàng Thánh Vũ muốn đề xuất tầm quan trọng của thiên hoàng (ở trung tâm của đất nước) và Phật giáo, một mô hình giống với mô hình của nhà Đường.<ref name="Herail86.76">{{chú thích sách|last1=Hérail|first1=Francine|title=Histoire du Japon: des origines à la fin de l'époque Meiji. 1, Matériaux pour l'étude de la langue et de la civilisation japonaises.|date=1986|publisher=Publications Orientalistes de France|isbn=9782716902380|pages=76-77|language=fr}}</ref><ref name="Coaldrake96.76">{{harvsp|Coaldrake|1996|p=76}}.</ref> Ngôi chùa đã trở thành trung tâm của [[Hoa Nghiêm tông]] (華嚴宗, ''kegon-shū''), một trong sáu tông phái Phật giáo ở Nại Lương được Thiên hoàng ưu ái vì giáo pháp gần giống với mô hình lý tưởng của một quốc gia Phật giáo tập quyền.<ref name="Mason05.59">{{harvsp|Mason|Dinwiddie|2005|p=59}}.</ref>