Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Quang Toản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 88:
Dũng tin và trọng Kỷ, nên cho lời Kỷ là phải. Hôm sau, Dũng đem quân bản bộ quay về, cùng [[Phạm Công Hưng]], [[Nguyễn Văn Hóa]] vây chùa Tuyền Lâm là nơi ở của Tuyên, nhưng gặp hôm Tuyên ở trong cung với vua Cảnh Thịnh. Dũng bèn vây cung, buộc vua phải giao Thái sư ra, không thì sẽ phóng hỏa đốt kinh sư. Cảnh Thịnh bất đắc dĩ phải nghe theo, Dũng bèn bắt phe đảng Đắc Tuyên bỏ ngục; lại sai người vào Quy Nhơn bắt Bùi Đắc Trụ<ref group="Ghi chú">Có sách chép là [[Bùi Đắc Thân]]</ref> (con Bùi Đắc Tuyên) rồi sai đô đốc Hài ra thành Thăng Long giả chiếu lệnh bắt [[Ngô Văn Sở]] đưa về, thêu dệt thành tội trạng làm phản để dìm xuống nước cho chết hết{{sfn|Ngô gia văn phái|1987|p=hồi 17}}. Quang Toản không biết làm sao, chỉ khóc mà thôi{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2001|p=572}}. Sau đó, Dũng lại sai [[Nguyễn Văn Hóa]] vào giữ thành [[Quy Nhơn]].
 
Khi đó cánh quân của [[Trần Quang Diệu]] đang vây Nha Trang, thì được tin cha con [[Bùi Đắc Tuyên]] và [[Ngô Văn Sở]] đều đã bị [[Vũ Văn Dũng]] giết chết, bèn nói với các tướng rằng{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=607}}
:''Chúa không có đức cương quyết, đại thần giết lẫn nhau là biến lớn đấy, biến ở bên trong không yên thì lấy gì mà chống được người ta.''
 
Bèn họp bàn cùng bọn tướng tá, định dùng quân lực bắt Vũ Văn Dũng. Ngay lập tức Diệu giải vây cho thành Nha Trang rồi kéo quân về thành Quy Nhơn để sau đó tiếp tục về kinh đô [[Huế|Phú Xuân]] (Huế). Về tới làng An Cựu<ref group="Ghi chú">Tên một con sông nhỏ, chi lưu của sông Hương, ở phía Nam kinh thành Huế. Toàn bộ dòng sông dài khoảng 30km, bắt đầu lấy nước sông Hương từ đoạn cuối cồn Dã Viên, chảy qua địa phận [[thành phố Huế]], huyện [[Hương Thủy]] rồi đổ vào phá Hà Trung.</ref> ở phía nam kinh thành, trên bờ [[sông Hương]], Diệu đóng quân ở bờ nam sông. Dũng cùng bọn nội hầu Tứ đem quân bản bộ đóng ở bờ bắc sông, mượn lệnh vua để chống lại với Diệu, lại nhờ Thái úy [[Phạm Công Hưng]] đứng ra xin hòa. Phần Quang Toản thì lo sợ, không biết làm thế nào, sai người đi lại yên ủi dỗ dành để hòa giải. Diệu mới chịu vào yết kiến, giảng hòa với Dũng, và đưa [[Lê Trung]] thay Huấn giữ Quy Nhơn mà triệu Huấn về{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=608}}.
 
Lúc đó Cảnh Thịnh lên thân chánh, năm ngày ra coi chầu một lần. Thái úy [[Phạm Công Huân]] có bệnh mà chết, bèn lấy Diệu làm Thiếu phó, Huấn làm Thiếu bảo, Dũng làm Đại tư đồ. Nguyễn Văn Danh (có chỗ chép là Nguyễn Văn Tứ) làm Đại tư mã, gọi là Tứ trụ đại thần{{sfn|Đại Nam liệt truyên, tập 2|2006|p=572}}. Khi ấy, các cận thần ở bên Cảnh Thịnh gièm pha rằng oai quyền của Diệu quá lớn, đang toan có mưu khác. Toản tin là thật, liền rút hết binh quyền của Diệu, chỉ cho giữ một chức quan vào hàng thị thần mà thôi. Diệu trong lòng nghi sợ, thường cáo ốm không vào chầu, sai bọn thủ hạ vài trăm người, ngày đêm cầm binh cự để tự vệ. Quang Toản thường sai trung sứ đến ủy lạo phủ dụ{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=608}}.
 
Mùa hạ năm [[1797]], quân nhà Nguyễn tiến đánh Quy Nhơn, lại tiến sát đến Đà Nẵng, Câu Đê, Hải Vân ở Quảng Nam. Cảnh Thịnh sai [[Nguyễn Văn Huấn]] đem hết quân để chống cự. Cho Diệu được khôi phục binh quyền binh quyền đóng giữ cửa biển Noãn Hải, quân Nguyễn rút về. [[Trần Quang Diệu]] vốn tương đắc với [[Lê Trung]], nên gửi mật thư vào Quy Nhơn, hẹn Trung cất quân lập [[Nguyễn Quang Thiệu]] (con [[Nguyễn Huệ]], anh Cảnh Thịnh) làm vua. Trung theo lời kéo quân về, Quang Thiệu đem quân tiếp ứng phía sau. Quân của Trung về đến Quảng Nam, vua Quang Toản sai Diệu đi bảo Trung lui quân. Trung không thông báo cho Quang Thiệu mà một mình một ngựa theo Diệu về yết kiến Cảnh Thịnh. Quang Thiệu sợ hãi phải rút quân về Quy Nhơn, đóng chặt cửa thành để cố thủ. Nguyễn Quang Toản sai tướng đến đánh liên tiếp mấy tuần không hạ được, tự mình làm tướng đem quân đi. Đến Lê Giang, Thái phủ [[Lê Văn Ứng]], tước phong Mân Ứng hầu (còn gọi là Thái phủ Mân) tâu với vua rằng{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=608 - 609}}:
 
:''Cuộc biến loạn Quang Thiệu thực do Lê Trung gây nên, tội không thể tha, xin giết ngay để răn kẻ khác''.
 
Cảnh Thịnh nghe theo và cho vời Trung vào dinh, sai võ sĩ trói lại đem chém. Con rể Lê Trung là đại đô đốc [[Lê Chất]] hận việc giết cha vợ nên đầu hàng [[Nguyễn Ánh]]{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=609}}. Sau đó, Toản tiến đánh Quy Nhơn, mười ngày sau hạ được thành, bắt Quang Thiệu cùm đưa về, dùng thuốc độc giết chết. Toản để Mân ở lại giữ thành Quy Nhơn{{sfn|Ngô gia văn phái|1987|p=hồi 17}}. Lại tin lời Thượng thư là [[Hồ Công Diệu]] vu thác dèm pha, giết Thiếu bảo là [[Nguyễn Văn Huấn]]. Từ đấy tướng, tá có lòng lìa bỏ, người nào cũng có lòng nghi sợ, dần bỏ trốn hoặc theo hàng chúa Nguyễn.
 
Năm [[1798]], Nguyễn vương tính ra đánh Quy Nhơn, dò biết Tiểu triều [[Nguyễn Bảo]] có ý oán hận Cảnh Thịnh cướp cơ nghiệp của Thái Đức [[Nguyễn Nhạc]], bèn gửi thư cho Bảo rằng{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2001|p=578}}
Dòng 115:
Năm [[1800]], quân [[nhà Nguyễn]] vượt biển ra đánh Quy Nhơn. Tướng ở Quy Nhơn là Đại tổng quản [[Lê Văn Thanh]] đóng cửa thành, cố chết giữ, [[Trần Quang Diệu]] và [[Vũ Văn Dũng]] đem binh thuyền đến viện trợ. Khi đến Quảng Ngãi, nghe tin quân Nguyễn đã lên đường bộ giữ chỗ hiểm. Diệu ở ngoài núi Thạch Tân, Dũng đem quân đi theo đường tắt ở Chung Xá, mưu đánh úp đằng sau. Đêm có một con nai chạy ra, quân đi trước reo hò, truyền lầm là quân Đồng Nai, quân của Dũng sợ chạy tan vỡ, quân nhà Nguyễn nhân đấy đuổi đánh, quân của Dũng tự dày xéo nhau, chết rất nhiều, nên việc cứu viện không thành. Thiếu úy [[Trương Tấn Thúy]], Binh bộ Thượng thư [[Nguyễn Đại Phác]], Tổng quản [[Lê Văn Thanh]] ở trong thành vì không có viện binh nên dâng thành xin hàng. Nguyễn vương chiếm được Quy Nhơn, đổi tên là trấn [[Bình Định]], sai [[Võ Tánh]] và [[Ngô Tùng Châu]] ở lại giữ thành còn mình rút về Gia Định. Quang Toản nghe tin Bình Định đã mất, bèn đem đại binh đi chiếm lại. Đến Trà Khúc, giục các tướng ra quân, [[Trần Viết Kết]] nói
:''Nay không thuận chiều gió, xin hãy đưa quân về.''
Toản để Dũng và Diệu giữ Quảng Nam, [[Nguyễn Văn Giáp]] giữ Trà Khúc, rồi trở về Phú Xuân{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=609}}. Trước đây, trận đánh ở Thạch Tân, quân của Dũng không đánh mà tự tan vỡ, Dũng sợ cầu xin Diệu giấu việc ấy cho. Từ đấy hai người cố kết với nhau, ước làm bạn sống chết có nhau. Bọn [[Trần Viết Kết]], [[Hồ Công Diệu]], [[Trần Văn Kỷ]], vốn ghét Diệu, cho là Quy Nhơn thất thủ, Diệu dừng quân lại là không có công gì, để làm cớ nói, làm tờ chiếu giả, sai Dũng bắt giết đi. Dũng nhận được thư đưa bảo Diệu, Diệu cả sợ, bèn dẫn binh về Phú Xuân, cắm trại sách ở bờ bên Nam sông Hương, nói phao lên là giết giặc ở bên cạnh vua{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=609}}. Cảnh Thịnh và [[Trần Văn Kỷ]] bèn quy hết trách nhiệm cho Trần Viết Kết và Hồ Công Diệu. Kết bỏ trốn, còn Công Diệu thì bị bắt để giao nộp cho Quang Diệu. Quang Diệu mới chịu vào yết kiến, Cảnh Thịnh dụ rằng{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=610}}
:''Bọn ngươi là cốt tráng của nước, nên vì nước nhà cùng lòng hết sức, để trừ bỏ mối lo ở ngoài, không nên mang lòng ngờ vực.''
 
Dòng 124:
:''Chúa cũ ra đấy.''
 
Trước tình thế khốn quẫn, Quang Toản đem lễ vật triệu La Sơn phu tử là [[Nguyễn Thiếp]] đến bàn kế đánh giữ, nhưng Thiếp cũng cho rằng vận số Tây Sơn đã hết, nhân đó bảo Toản dời đô ra Nghệ An, may ra hoặc có thể cầm cự được. Toản cũng do dự không quyết{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=610 - 611}}.
 
Năm [[1801]], Nguyễn vương đánh vào cửa biển Thi Nại, sai [[Nguyễn Văn Trương]], [[Tống Phước Lương]] lĩnh quân tiền đạo, vào trước đốt đồn thủy của Tây Sơn. [[Lê Văn Duyệt]], [[Võ Di Nguy]] kế tiếp tiến đến. [[Vũ Văn Dũng]] đốc các quân chống đánh, tướng [[Võ Di Nguy]] và nhiều quân Nguyễn chết trận. [[Lê Văn Duyệt]] bèn đốc chiến càng mạnh, nhân chiều gió tung ra đốt hết thuyền của Tây Sơn, Vũ Văn Dũng bỏ Thị Nại về hợp binh với Trần Quang Diệu ở Bình Định{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=250}}{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=440 - 441}}.
 
== Phú Xuân thất thủ ==
Dòng 132:
Tuy quân nhà Nguyễn đánh thắng trạn ở Thị Nại nhưng thành Bình Định vẫn bị vây rất ngặt, Trần Quang Diệu cũng thề chết chiếm lại thành này. Mùa hạ năm 1801, nhận thấy quân tinh nhuệ của Tây Sơn đều ở cả Bình Định mà lực lượng ở [[Huế|Phú Xuân]] (Huế) thì rất yếu ớt, Nguyễn Ánh bèn để [[Nguyễn Văn Thành]] ở lại giữ Thị Dã, còn lại toàn bộ thuỷ quân và trên 1.000 chiến thuyền, thuận theo gió nam vượt biển ra phía bắc.
 
Ngày 1 tháng 5, quân nhà Nguyễn đánh vào cửa biển Tư Dung<ref group="Ghi chú">Tục gọi là cửa Ông hay cửa Biện là cửa biển thông đầm Cầu Hai với Biển Đông. Đây là một trong hai cửa biển chính của hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai của Việt Nam. Cửa Tư Hiền nằm giữa hai xã [[Vinh Hiền]] và [[Lộc Bình]], huyện [[Phú Lộc]], tỉnh [[Thừa Thiên Huế]].</ref>, ngụy Phò mã [[Nguyễn Văn Trị]] giữ núi Quy Sơn<ref group="Ghi chú">Cũng tức là núi Linh Thái. Nằm sát bên cửa biển Tư Dung về hướng nam</ref> dựng sách gỗ để chống cự. Quân tiền đạo đánh không được, [[Lê Văn Duyệt]] và [[Lê Chất]] đem hàng chục chiếc thuyền chiến vượt bờ cát, vào vụng Hà Trung đánh úp phía sau, chia quân nhổ sạch gỗ mà tiến lên. Trị sợ, quân tan vỡ chạy cả. Đại binh tiến đến Trừng Hà bắt dược Trị và Đô đốc là [[Phan Văn Sách]], rồi bèn tiến đến cửa sông Noãn Hải. Quang Toản đem hết quân còn lại chống giữ. Quân Nguyễn nhân thế thắng tiến lên, quân Tây Sơn tan vỡ, bỏ chạy tan tác{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=611}}. Nguyễn vương khôi phục kinh đô cũ Phú Xuân sau gần 30 năm lưu lạc.
 
Ngày mùng 3, Nguyễn Quang Toản đem theo vàng bạc châu báu chạy ra [[Nghệ An]]{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=611}}, giữa đường vất bỏ sắc ấn của triều đình [[nhà Thanh]] đã ban cho. Khi vừa ra khỏi cầu Phú Xuân vài dặm thì quân đều chạy tán ra bốn phía. Toản bèn cùng em là Thái tể Quang Thiệu, Nguyên súy Quang Khanh và bọn Đại tư mã Tứ, Đô đốc Trù cỡi ngự theo hướng lũy Động Hải<ref group="Ghi chú">Còn gọi là [[lũy Trấn Ninh]], nay thuộc địa phận huyện Quảng Ninh; các xã Phú Hải, xã Đồng Phú, xã Hải Thành thuộc thành phố [[Đồng Hới]], tỉnh [[Quảng Bình]]</ref>. Ngày 5 tháng 5 qua sông Gianh, quân Nguyễn mất dấu không đuổi theo kịp phải rút về.
 
Toản ở lại Nghệ An vài ngày, rồi lại đi ngựa trạm đến trấn Thanh Hóa, phi báo cho hoàng huynh là Quang Thùy đưa quân đến đón{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=612}}. Nguyễn vương đã lấy lại Phú Xuân, lại sai [[Lê Văn Duyệt]], [[Lê Chất]] và [[Tống Viết Phước]] vào cứu viện thành Bình Định. Quân chưa đến nơi thì được tin Bình Định thất thủ, [[Võ Tánh]] và [[Ngô Tùng Châu]] đều hi sinh vì nước{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=116}}. [[Trần Quang Diệu]] đã chiếm thành, sai Đại đô đốc là [[Trương Phước Phượng]], Tư khấu là Định đem quân dò đường miền trên về cứu viện Phú Xuân. Phượng đi giữa đường thì đầu hàng quân Nguyễn, còn Định chạm trán với quân Nguyễn bị thua, trốn vào sách Man rồi chết ở đấysfnđấy{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=612}}.
 
== Nỗ lực khôi phục ==
 
Hạ tuần tháng 5, vua Cảnh Thịnh lại chạy ra Bắc Thành, ở phủ đệ của Quang Thùy. Khi ấy mưa mãi mấy tuần, ở trước sân nước sâu đến hơn một thước, hốt nhiên nước xuống đất sụt, chiều sâu chiều rộng hơn vài thước. Lầu ba tầng ở Nghệ An cũng vô cớ tự đổ, người đều cho là điềm không lànhsfnlành{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=612}}.
 
Vua Quang Toản ở Thăng Long đổi niên hiệu Cảnh Thịnh làm năm đầu niên hiệu ''Bảo Hưng'', xuống chiếu tự trách mình, úy lạo vỗ về quân dân các trấn. Lấy [[Ngô Thời Nhiệm]] làm Thượng thư bộ Binh, [[Nguyễn Huy Lịch]] làm Thượng thư bộ Lại, [[Phan Huy Ích]] làm Thượng thư bộ Lễ, còn các người khác phong cho đều có thứ bậc khác nhau. Lại cho đắp gỗ tròn ở ngoài cửa chợ Dừa, xây đền vuông ở hồ Tây, để đến ngày đông chí, hạ chí chia tế trời đất. Đích thân nhà vua đến nhà Quốc tử giám khảo khóa học sinh, ai được ưu thì thưởng tiền cho. Sai bọn [[Nguyễn Đăng Sở]] sang nước Thanh dâng lễ cống hàng năm, và xin viện trợ ('''cầu viện ngoại bang'''). Khi đó sứ [[nhà Nguyễn]] là [[Trịnh Hoài Đức]] cũng đã đến Quảng Đông báo việc trong nước. Vua [[Gia Khánh]] nhà Thanh nhận lễ vật của nhà Nguyễn mà đuổi bọn Đăng Sở vềsfnvề{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=612}}.
 
Tháng 8, Quang Toản sai Quang Thùy kiểm điểm binh mã đến đóng đồn ở trấn Nghệ An. Tháng 11, để em là Quang Thiệu, Quang Thanh ở lại giữ Bắc Thành, còn bản thân đốc quân lính 6 trấn và lính Thanh, Nghệ cộng ba vạn người, tự làm tướng đem quân nam hạ, có vợ của [[Trần Quang Diệu]] là [[Bùi Thị Xuân]] cùng 5000 thuộc hạ đi theo. Lấy Tiết chế Quang Thỳ và Tổng quản Siêu làm tiên phong đánh lũy Trấn Ninh. Tư lệ Tuyết, Đô đốc [[Nguyễn Văn Kiêm]] tiến đánh lũy Đâu Mâu; Thiếu úy [[Đặng Văn Bằng]], Đô đốc Lực liên kết với quân Tề Ngôi dàn chiến hạm chắn ngang sông Gianh<ref group="Ghi chú">Là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn để đổ ra biển Đông. Đây cũng là nơi phân chia nam - bắc trong suốt 200 năm nội chiến của Việt Nam</ref>, binh thế ở ngoài biển rất đông, quân Nguyễn lui giữ Động Hải. Ngày 30 tháng 12, Quang Toản đem đại quân vượt sông GianhsfnGianh{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=613}}.
 
Nguyễn Ánh đích thân dẫn đại quân chống trả, sai [[Phạm Văn Nhân]] và [[Đặng Trần Thường]]] thống lĩnh quân bộ, [[[Nguyễn Văn Trương]] thống lĩnh quân thủy. Ngày mùng 1 tháng giêng năm Nhâm Tuất ([[[18-2]] năm [[1802) quân của Quang Thùy tiến sát lũy Trấn Ninh, nhưng bị đẩy lùi. Cảnh Thịnh lại đem hết quân tiến sát đến lũy Đâu Mâu<ref group="Ghi chú">Một đoạn của lũy Trấn Ninh, dọc theo nam sông Lệ Kỳ ra đến cầu Dài ở phía nam thành phố [[Đồng Hới]], tỉnh [[Quảng Bình]]</ref>, quân Nguyễn bắn súng và ném đá xuống làm cho quân Tây Sơn bị thương, chết rất nhiều, vua sợ muốn rút quân. [[Bùi Thị Xuân]] nắm cương ngựa lại cố xin đánh tiếp, nên cuộc chiến vẫn tiếp tục dến buổi trưa. Chợt nghe cánh quân thủy bị [[Nguyễn Văn Trương]] đánh thua, mới sợ mà tản chạy cảsfncả{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=613}}.
 
Trận thua ở sông Gianh khiến cơ nghiệp triều Tây Sơn tan thành mây khói. Vào ngày mùng 2 Tết, khi Quang Toản chạy đến Động Cao thì những người đi theo không còn được một hai phần mười. 50 chiếc thuyền lương và quân nhu khí giới đều bị quân Nguyễn lấy được. Cánh quân của Quang Thùy đến sông Gianh bị ngăn trở không sang sông được, bèn theo đường núi đi tắt, hơn một tuần mới đến Nghệ An, hội quân với Quang Toản rồi cùng nhau chạy về Bắc ThànhsfnThành{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=613}}.
 
Sử [[nhà Nguyễn]] chép rằng{{sfn|Đại Nam liệt truyện, tập 2|2006|p=613 -614}}
Dòng 169:
Vua [[Gia Long]] giải thích về quyết định của mình qua 1 chỉ dụ{sfn|Đại Nam thực lục, tập 1|2006|p=485 - 486}}
:''Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn [[kinh Xuân Thu]]<ref group="Ghi chú">Xuân Thu, Công Dương truyện, Trang công năm thứ 4 chép : [[Tề Tương công]] giết [[nước Kỷ]], vì ông tổ xa đời là Ai công mà phục thù, đời gọi là mối thù chín đời</ref>; thương muôn dân mà đánh giặc là lòng nhân của vương giả. Nhà nước ta, Tống Sơn đúc khí thiêng, Gia Miêu gây điềm tốt. Từ Tiên vương cả gây nền lớn, nhân hậu một mạch cùng truyền. Đến Liệt thánh vâng nối công to, thái bình hai trăm năm lẻ. Chợt nửa chừng gặp lúc gian truân, để ngoan dân gây nên biến loạn. Chiếm giữ thành ấp ta; tàn ngược sinh dân ta. Từ Nhạc, Huệ về sau, đến Quang Toản về trước, chứa tội ác không phải một ngày. Từ Thuận Quảng vào Nam, đến Linh Giang ra Bắc, gây tai họa khắp cả mọi phương... Ngày mồng 6 tháng này, tế cáo Trời Đất ; ngày mồng 7 yết tế Thái miếu, làm lễ hiến phù, bọn Nguyễn Quang Toản và ngụy thái tể Quang Duy, Nguyên súy Quang Thiệu, Đốc trấn Quang Bàn, Thiếu phó Trần Quang Diệu, Tư đồ Võ Văn Dũng, Tư mã Nguyễn Văn Tứ ; Đổng lý Nguyễn Văn Thận, Đô ngu Nguyễn Văn Giáp, Thống tướng Lê Văn Hưng, cùng với bè lũ đầu sỏ đều đã bắt giam, đều đem giết cả, bêu đầu bảo cho dân chúng. Nhạc Huệ trời đã giết rồi, cũng đem phanh xác tan xương, để trả thù cho Miếu Xã, rửa hận cho thần nhân. Ôi ! Tàn tặc dẹp yên, đã thành công đại định xa thư một mối, hưởng chung Phước thái bình''.
 
Trong vòng 20 năm từ 1802 - 1821, đầu lâu của các vua Tây Sơn bị bỏ vào ba cái vò, giam ở nhà Đồ Ngoại,<ref name="harvnb11">{{harvnb|Đỗ Bang|2005|pp=185-186}}</ref> tức là Võ Khố sau này. Từ năm 1822 - 1885, các vò bị giam vào Khám đường, ở phía tây bắc kinh thành Huế, khoảng giữa cửa chính Tây và An Hòa.<ref name="harvnb11"/> Ba chiếc vò bị xiềng và giam riêng, ngăn cách nhau, ngoài có niêm phong, hàng tháng có đoàn của triều Nguyễn xuống kiểm tra. Ba chiếc vò được các tù nhân tôn kính gọi là "Ông Vò", còn những người gác ngục gọi là "chúa ngụy".<ref name="harvnb11"/> Những người sống ở gần Khám đường đều tỏ ra kính cẩn ba Ông Vò, họ thường cúng bái và coi như thần hộ mệnh.<ref name="harvnb11"/>
 
Năm 1885, kinh thành Huế biến động bởi chiến tranh giữa phe chủ chiến của Nhà Nguyễn với người Pháp, ba chiếc vò bị mất tích. Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu về vấn đề này nhưng chưa có kết luận cuối cùng.<ref>{{harvnb|Đỗ Bang|2005|pp=187-189}}</ref> Theo Báo Đất Việt thì vào đêm 22 rạng 23 tháng năm Ất Dậu (1885), phòng thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi cùng hoàng gia phải rời khỏi phòng thành, quân Pháp tràn vào thành. Lúc đó, có người mang 3 vò chạy trốn rồi sau đó không còn ai rõ hành tung 3 cái vò ấy nữa.
 
Khi bị hành hình, Quang Toản mới 19 tuổi. Triều đại Tây Sơn chấm dứt.<ref>Tham khảo về nguyên nhân sụp đổ của nhà Tây Sơn [http://vannghetiengiang.vn/news/Nhan-vat-su-kien-lich-su/Vi-sao-trieu-dai-Tay-Son-sup-do-2637/ tại đây].</ref>.
Hàng 178 ⟶ 182:
{{tham khảo|cột=30em}}
=== Thư mục ===
* {{chú thích|author=Quốc sử quán triều Nguyễn|authorlink=|title=Đại Nam liệtthục truyệnlục, tập 1|year=2006|language=|publisher=Nhà xuất bản Thuận Hóa|location=[[Huế]]|ref=harv}}
* {{chú thích|author=Quốc sử quán triều Nguyễn|authorlink=|title=Đại Nam liệt truyện, tập 2|year=2006|language=|publisher=Nhà xuất bản Thuận Hóa|location=[[Huế]]|ref=harv}}
* {{chú thích
| ref=harv
| author=Đỗ Bang
| authorlink=
| title=Những khám phá mới về Hoàng đế Quang Trung
| publisher=Nhà xuất bản Thuận Hóa
| place=
| volume=
| edition=
| year=2005
| ISBN=
| url=
}}.
* {{chú thích|author=Ngô gia văn phái|authorlink=|title=Hoàng Lê nhất thống chí|year=2006|language=|publisher=Nhà xuất bản Văn học. Kiều Thu Hoạch, Nguyễn Đức Vân dịch; Kiều Thu Hoạch giới thiệu|location=|ref=harv}}