Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chạng vạng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Thêm thẻ nowiki Soạn thảo trực quan
Dòng 94:
 
=== Từ ngày này sang ngày hôm sau ===
Tại các vĩ độ lớn hơn 48°34' Bắc hoặc Nam, vào các ngày gần hạ chí, các loại chạng vạng có thể kéo dài từ lúc Mặt Trời lặn tới lúc Mặt Trời mọc buổi sáng của ngày hôm sau, bởi Mặt Trời không xuống thấp hơn 18 độ dưới chân trời nên bầu trời không tối hoàn toàn ngay cả vào lúc nửa đêm Mặt Trời. Các vĩ độ này bao gồm nhiều khu vực đông dân trên Trái Đất, bao gồm toàn bộ [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Vương quốc Anh]] và một số quốc gia ở [[Bắc Âu]] và thậm chí là [[Trung Âu]].
 
* Chạng vạng dân dụng: trung bình khoảng từ vĩ độ 60°34' tới vĩ độ 65°44' Bắc hoặc Nam (cụ thể hơn là giữa 62° và 67°10' Bắc hoặc Nam vào các tháng 5 hoặc 11, hoặc giữa 69° và 74°10' Bắc hoặc Nam vào các tháng 4 hoặc 10). Ở Bán cầu Bắc các vĩ độ này bao gồm trung tâm [[Iceland]], [[Phần Lan]], [[Thụy Điển]], [[Na Uy]] và [[quần đảo Faroe]]. Ở Bán cầu Nam chủ yếu là [[Nam Đại Dương]]. [[Đêm trắng]] chính là khi chạng vạng dân dụng kéo dài suốt đêm.
Dòng 115:
 
== Thời lượng ==
[[Tập_tin:Daylight_Length.svg|trái|nhỏ|Số giờ ánh sáng ban ngày phụ thuộc vào vĩ độ và thời gian trong năm. Mỗi cực có ánh sáng ban ngày liên tục gần [[điểm chí]] tương ứng của nó.]]
[[Tập_tin:Carpet_Plot_of_Sun-Elevation_over_a_whole_Year_-_North_of_the_Polar_Circle.png|nhỏ|224x224px|Đồ thị ánh sáng mặt trời ở 70 độ vĩ Bắc]]
[[Tập_tin:Carpet_Plot_of_Sun-Elevation_over_a_whole_Year_-_Frankfurt.png|nhỏ|223x223px|Đồ thị ánh sáng mặt trời ở 50 độ vĩ Bắc]]
[[Tập_tin:Carpet_Plot_of_Sun-Elevation_over_a_whole_Year_-_Equator.png|nhỏ|223x223px|Đồ thị ánh sáng mặt trời ở xích đạo]]
[[Tập_tin:Venus_and_the_Moon_strike_a_pose.jpg|nhỏ|Chạng vạng ở [[Trạm thiên văn Paranal]] ở Chile<ref>{{cite web|url=http://www.eso.org/public/images/potw1616a/|title=Venus and the Moon strike a pose|access-date=18 April 2016}}</ref>|224x224px]]
Thời lượng của chạng vạng phụ thuộc vĩ độ và thời gian trong năm. Mặt Trời [[Nhật động|chuyển động biểu kiến]] với tốc độ 15 độ mỗi giờ (360° mỗi ngày), nhưng Mặt Trời lặn và mọc thường xảy ra ở một góc nghiêng so với chân trời và thời lượng thực sự của giai đoạn chạng vạng bất kỳ sẽ là một hàm của góc đó, kéo dài càng lâu với góc càng xiên. Góc giữa đường chuyển động của Mặt Trời so với chân trời thay đổi theo [[vĩ độ]] cũng như thời gian trong năm (do sự nghiêng của trục Trái Đất so với Mặt Trời).
 
Tại [[Greenwich|Greenwich, Anh]] (51.5°B), thời lượng của chạng vạng dân dụng có thể thay đổi từ 33 phút đến 48 phút, tùy thuộc vào thời gian trong năm. Ở [[xích đạo]], chạng vạng dân dụng chỉ kéo dài ít nhất 24 phút. Điều này là do ở các [[Nhiệt đới|vĩ độ thấp]], đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời [[vuông góc]] với chân trời. Nhưng tại các cực, chạng vạng dân dụng có thể kéo dài tới tận 2–3 tuần. Tại những vùng vĩ độ cao cận [[Bắc Cực]] và [[Nam Cực]], chạng vạng (nếu có) có thể kéo dài vài giờ, thậm chí cả ngày. Khi ta tới gần các vòng cực Bắc hoặc Nam, đĩa Mặt Trời di chuyển xuống đường chân trời của người quan sát tới một góc rất thấp, địa điểm của người quan sát sẽ gián tiếp qua các [[Đường rạng đông|vùng chạng vạng]] trong thời gian lâu hơn.
 
Ở những nơi nằm trong các [[vòng cực]], vào mùa hè [[Ban ngày vùng cực|ban ngày có thể kéo dài 24 tiếng]], tại các vùng rất gần các cực, chạng vạng có thể kéo dài trong suốt vài tuần vào gần các [[điểm phân]]. Bên ngoài các vòng cực nơi khoảng cách góc đến vòng cực nhỏ hơn góc xác định chạng vạng (xem phần trên), vào gần ngày hạ chí chạng vạng có thể tiếp diễn quá lúc nửa đêm địa phương tới buổi sáng sớm hôm sau. Vị trí chính xác của các vòng cực, và các vùng mà chạng vạng có thể tiếp diễn sau lúc nửa đêm [[Tiến động|thay đổi]] đôi chút qua từng năm theo [[Độ nghiêng trục quay|độ nghiêng của trục]] Trái Đất. Các vĩ độ thấp nhất trung bình năm sao cho từng loại chạng vạng có thể tiếp tục sau nửa đêm địa phương bao gồm: xấp xỉ 60.561° (60°33′43″) đối với chạng vạng dân dụng, 54.561° (54°33′43″) đối với chạng vạng hàng hải và 48.561° (48°33′43″) đối với chạng vạng thiên văn.<ref>{{cite web|url=http://www.gandraxa.com/length_of_day.xml|title=Length of Day and Twilight (Formulas)|publisher=www.gandraxa.com|access-date=2011-08-26}}</ref><ref>Herbert Glarner's website, reference 2. "Civil Twilight" "6°", "Nautical Twilight" "12°". "90°-Axis(23.439°)-12°=54.561°.</ref>
 
Vĩ độ thấp nhất cho từng loại chạng vạng có thể diễn ra vào lúc nửa đêm địa phương vào tháng 4:
 
<nowiki>*</nowiki> Chạng vạng dân dụng: 69°B
 
<nowiki>*</nowiki> Chạng vạng hàng hải: 63°B
 
<nowiki>*</nowiki> Chạng vạng thiên văn: 57°B
 
Vĩ độ thấp nhất để có thể diễn ra vào lúc nửa đêm địa phương vào tháng 5:
 
<nowiki>*</nowiki> Chạng vạng dân dụng: 62°B
 
<nowiki>*</nowiki> Chạng vạng hàng hải: 56°B
 
<nowiki>*</nowiki> Chạng vạng thiên văn: 50°B
 
Vĩ độ thấp nhất để có thể diễn ra vào lúc nửa đêm địa phương vào tháng 10:
 
<nowiki>*</nowiki> Chạng vạng dân dụng: 69°N
 
<nowiki>*</nowiki> Chạng vạng hàng hải: 63°N
 
<nowiki>*</nowiki> Chạng vạng thiên văn: 57°N
 
Vĩ độ thấp nhất để có thể diễn ra vào lúc nửa đêm địa phương vào tháng 11:
 
<nowiki>*</nowiki> Chạng vạng dân dụng: 62°N
 
<nowiki>*</nowiki> Chạng vạng hàng hải: 56°N
 
<nowiki>*</nowiki> Chạng vạng thiên văn: 50°N
 
Vào ngày đông chí ở bên trong các vòng cực, chạng vạng có thể kéo dài qua lúc trưa Mặt Trời ở các vĩ độ dưới 72.561° (72°33′43″) đối với chạng vạng dân dụng, 78.561° (78°33′43″) đối với chạng vạng hàng hải, và 84.561° (84°33′43″) đối với chạng vạng thiên văn.
 
== Trên các hành tinh khác ==
Trên [[sao Hỏa]], chạng vạng lâu hơn trên Trái Đất, kéo dài tới hai giờ trước khi Mặt Trời mọc hay sau khi Mặt Trời lặn. Bụi trên khí quyển cao tán xạ ánh sáng tới nửa ban đêm của hành tinh này. Các cảnh chạng vạng tương tự cũng được thấy trên Trái Đất sau các vụ [[phun trào núi lửa]] lớn.<ref>NASA-Jet Propulsion Laboratory: [http://marsrovers.jpl.nasa.gov/spotlight/20060807.html Winter Solstice on Mars: Rovers Look Forward to A Second Martian Spring], August 07, 2006.</ref>
 
== Thư viện ảnh ==
Hàng 144 ⟶ 188:
 
==Tham khảo==
<references group="lower-alpha" />

=== Trích dẫn ===
{{tham khảo|2}}
 
== Đọc thêm ==