Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của German people (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của P.T.Đ
Thẻ: Lùi tất cả Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 21:
| {{flagcountry|Czechoslovakia}}
}}
|combatant2 ={{flagicon image|Flag of Democratic Kampuchea.svg}} [[Campuchia Dân chủ]] (1979-1982) <br> {{flagicon image|Flag of Democratic Kampuchea.svg}} [[Liên minh chính phủ Kampuchea Dân chủ]] (1982-1990)
{{flagicon image|Flag of Democratic Kampuchea.svg}} [[Liên minh chính phủ Kampuchea Dân chủ]] (1982-1990)
* {{flagicon image|Flag of Democratic Kampuchea.svg}} [[Khmer Đỏ]]
* {{flagicon image|Flag of the Khmer Republic.svg}} [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng Nhân dân Khmer]] (từ 1979)
Hàng 50 ⟶ 49:
'''Chiến tranh biên giới Tây Nam''' là cuộc xung đột quân sự giữa [[Việt Nam|Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam]] và [[Campuchia Dân chủ]]. Cuộc chiến có nguyên nhân từ các hoạt động quân sự của quân [[Khmer Đỏ]] tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975 – 1978.
 
Việc đánh đổ [[Khmer Đỏ]] đã được thực hiện xong từ năm [[1979]], tuy nhiên tàn quân Khmer Đỏ vẫn còn tồn tại và đe dọa chính phủ mới tại Campuchia, và Việt Nam đóng quân ở lại Campuchia trong suốt 10 năm tiếp theo.<ref>[https://kienthuc.net.vn/quan-su/chien-tranh-bien-gioi-tay-nam-da-danh-thi-phai-danh-cho-tiet-noc-1167884.html Chiến tranh Biên giới Tây Nam: Đã đánh thì phải đánh cho tiệt nọc], truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2019.</ref>
 
== Khái quát ==
Hàng 69 ⟶ 68:
Tranh chấp và xung đột biên giới xảy ra liên tục trong các năm [[1977]] và [[1978]], nhưng cuộc xung đột thực ra đã bắt đầu ngay sau khi quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn. Ngày [[4 tháng 5]] năm [[1975]], một toán quân [[Khmer Đỏ]] đột kích đảo [[Phú Quốc]], 6 ngày sau quân [[Khmer Đỏ]] đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở [[đảo Thổ Chu]].<ref>Báo Người lao động, [https://nld.com.vn/chinh-tri/dang-huong-tuong-niem-tang-qua-cho-dan-dao-tho-chu-20160901113324423.htm Dâng hương tưởng niệm, tặng quà cho dân đảo Thổ Chu] truy cập 7 tháng 1 năm 2019.</ref><ref>Báo Thanh niên, [https://thanhnien.vn/doi-song/nhip-song-dia-phuong/khanh-thanh-den-tho-500-nguoi-dan-bi-tham-sat-tai-dao-tho-chu-318264.html Khánh thành đền thờ 500 người dân bị thảm sát tại đảo Thổ Chu] truy cập 7 tháng 1 năm 2019.</ref> Tức giận vì hành vi gây hấn của [[Khmer Đỏ]], [[Hà Nội]] phản công giành lại các đảo này. Trận đánh ở [[Phú Quốc]] làm nước [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam]] mới thành lập lo ngại, vì cùng thời gian đó, quan hệ Việt Nam và [[Trung Quốc|Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] đang xấu đi. Mối lo ngại này càng tăng thêm vì sự hiện diện của cố vấn Trung Quốc ở [[Campuchia]] và Trung Quốc tăng cường viện trợ quân sự cho lực lượng vũ trang Khmer Đỏ.<ref>Trong khoảng thời gian 1975 - 1977 Trung Quốc đã viện trợ cho Pol Pot 2 tàu chiến tốc độ cao tải trọng 800 tấn, 4 tàu tuần tiễu, 200 xe tăng, 300 xe bọc thép, 300 pháo, 6 máy bay tiêm kích, 2 máy bay ném bom, 1300 xe vận tải và 30.000 tấn đạn dược các loại. Ben Kiernan, trang 132, 133</ref>
 
Tiếp theo sau cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, bên cạnh nhiều cuộc đột kích nhỏ, Khmer Đỏ tiến hành hai cuộc xâm nhập quy mô lớn vào Việt Nam. Cuộc tấn công lớn đầu tiên diễn ra vào đêm 30 tháng 4 năm 1977, quân chính quy Khmer Đỏ sử dụng lực lượng cấp sư đoàn và lực lượng địa phương các tỉnh biên giới, bất ngờ đồng loạt tiến sâu 10&nbsp;km vào lãnh thổ Việt Nam. Khmer Đỏ đánh vào 13 đồn công an vũ trang và 14/16 xã trên dọc tuyến biên giới, từ Vĩnh Gia đến Vĩnh Xương, chiếm một số vùng ở tỉnh [[An Giang]] và tàn sát một số lớn dân thường. Ngay trong đêm 30/4/1977, Sư đoàn 330 của Việt Nam được lệnh cơ động chiến đấu trên biên giới tỉnh An Giang, phối hợp, với lực lượng vũ trang An Giang thực hiện nhiều trận đánh phản kích, khôi phục những địa bàn bị Khmer Đỏ chiếm đóng.<ref name="sd330">[https://kienthuc.net.vn/quan-su/su-doan-330-va-21-ngay-dem-phan-cong-tieu-diet-quan-xam-luoc-1168296.html Sư đoàn 330 và 21 ngày đêm phản công tiêu diệt quân xâm lược]</ref>
 
Cuộc tấn công lớn thứ hai diễn ra vào ngày 25 tháng 9 năm 1977, 9 sư đoàn chủ lực Khmer Đỏ cùng lực lượng địa phương mở cuộc tiến công đánh sang các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp lên hướng Tây Ninh. Riêng ở tỉnh [[Tây Ninh]], 4 sư đoàn quân Khmer Đỏ đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành, đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích.<ref>''Lịch sử Sư đoàn bộ binh 5 (1965-2005)'', Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Chương 5.II</ref> Tính từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến tháng 6 năm 1977, quân Khmer Đỏ đã xâm phạm biên giới Việt Nam trên 2.000 lần, sát hại hơn 4.000 người dân.<ref name="sd330"/> Các cuộc tiến công và pháo kích vào An Giang tính đến ngày 19/5/1977 đã giết hại 222 người và làm 614 người dân Việt Nam bị thương, bắt đi 10 người, đốt cháy 552 nhà dân, cướp 134 tấn lúa và nhiều tài sản của nhân dân.<ref>http://soha.vn/toi-ac-tay-troi-cua-tap-doan-pol-pot-gay-ra-cho-viet-nam-20190102205305932.htm</ref>
 
Để trả đũa, ngày [[31 tháng 12]] năm [[1977]], [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] tập trung 8 sư đoàn mở đợt phản công, đánh thiệt hại 5 sư đoàn Khmer Đỏ, đánh vào sâu 20–30&nbsp;km trong đất Campuchia đến tận [[Neak Loeang|Neak Luong]] rồi mới rút lui từ ngày 5 tháng 1 năm 1978. Cuộc tấn công này được xem là lời "cảnh cáo" cho Khmer Đỏ. Đến thời điểm này Việt Nam vẫn tin rằng ban lãnh đạo Khmer Đỏ chia thành hai phái thân Việt Nam và chống Việt Nam và chưa rõ phái nào sẽ thắng thế<ref>[https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48635868 Dmitry Mosyakov nêu các sai lầm liên tiếp của Hà Nội về Khmer Đỏ], BBC Tiếng Việt, 14 tháng 6 năm 2019</ref>. Phía Việt Nam đề nghị một giải pháp ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng [[Pol Pot]] từ chối. Ngày 31 tháng 12 năm 1977, Pol Pot đơn phương cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam và giao tranh tiếp diễn.
 
Ngày [[1 tháng 2]] năm [[1978]], Trung ương Đảng Cộng sản của [[Pol Pot]] họp bàn chủ trương chống Việt Nam và quyết định thành lập 15 sư đoàn. Trong nghị quyết của họ có ghi: "''Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu<ref>Dân số Việt Nam khi đó chừng 54, 55 triệu người</ref> người Việt Nam''".<ref>Nayan Chanda, trang 251. Link: https://vi.scribd.com/doc/218031827/Brother-Enemy-The-War-After-the-War-Nayan-Chanda-1986 đoạn ghi (pp 251): "we need only 2 million troop to crush the 50 million Vietnamese, and we would still have 6 million left."</ref> Pol Pot đã điều 13 trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15–20&nbsp;km.
Hàng 82 ⟶ 81:
*(1) Chấm dứt mọi hoạt động quân sự, rút lực lượng vũ trang cách biên giới 5&nbsp;km;
*(2) Hội đàm tiến tới ký hiệp ước hữu nghị và không xâm lược, ký hiệp ước về biên giới;
*(3) ThoảThỏa thuận về một hình thức thích hợp bảo đảm thông lệ quốc tế và giám sát quốc tế.
 
Việt Nam cố gắng giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao, nhưng Khmer Đỏ từ chối đàm phán, Trung Quốc không chịu làm trung gian hòa giải, còn Liên Hiệp Quốc không có biện pháp gì phản hồi lại các phản đối của chính quyền Việt Nam về các hành động gây hấn của Khmer Đỏ.<ref>Michael Haas, tr. 14; Link: https://books.google.com.vn/books?id=o9J3xT3jVtIC&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q=Hanoi%20tried%20to&f=false truy cập ngày 08/01/2019.</ref> Việt Nam phải chuyển sang sử dụng vũ lực để giải quyết cuộc xung đột.
Hàng 136 ⟶ 135:
=== Đánh chiếm bờ đông [[sông Mekong]] ===
<!-- Bỏ hình: [[Tập tin:VN1978.jpg|nhỏ|320px|phải|Chiến dịch biên giới Tây Nam 12/1978 - 1/1979]] -->
Ngày 25 tháng 12 năm 1978 sau khi đánh tan sức kháng cự của quân [[Khmer Đỏ]], các lực lượng Việt Nam thuộc Quân khu 5 nhanh chóng hành tiến theo đường 19, sư đoàn 309 quét sạch [[Ratanakiri (tỉnh)|tỉnh Ratanakiri]], phía Bắc [[Mondulkiri (tỉnh)|tỉnh Mondolkiri]] và tiến vào phía Bắc [[Stung Treng (tỉnh)|tỉnh Stung Treng]]. Sư đoàn 307 tiến theo đường 19, dùng cầu phao vượt [[sông Sêrêpôk|sông Srepok]] và sông Mekong. Tới ngày 3 tháng 1 năm 1979, lực lượng Quân khu 5 tiến dọc sông Mekong chiếm được thị xã Stung Treng.
 
Ở hướng của Quân khu 7, Sư đoàn 5 tiến từ hướng đông và Sư đoàn 303 từ [[Snuol]] (tỉnh [[Kratié]] sát biên giới với Bình Phước) tiến đến hướng tây bắc cùng đánh vào Kratié do Sư đoàn 260 và 2 trung đoàn địa phương của đặc khu 505 Khmer Đỏ phòng thủ. Các sư đoàn này gặp phải sức kháng cự quyết liệt từ phía quân Khmer Đỏ. Trong cuộc tiến quân, hai Tiểu đoàn 1 và 2 Trung đoàn 316 Sư đoàn 303 bị tập kích bất ngờ nên bị tiêu diệt. Trung đoàn này, cũng như Trung đoàn 33, sau một tháng hành quân, quân số hao hụt mất một nửa.<ref>Hoàng Dung, ''Chiến tranh Đông Dương III'', chương 9</ref> Các đơn vị quân Khmer Đỏ tấn công Sư đoàn 303 gây nhiều tổn thất và suýt chiếm được sở chỉ huy sư đoàn. Tuy nhiên, sau khi không chặn được quân Việt Nam, quân Khmer Đỏ phải rút lui, tới ngày 29 tháng 12, thị xã [[Kratié]] rơi vào tay quân đội Việt Nam. Cùng lúc, Sư đoàn 302 tiến về phía Tây đã chiếm được Kampong Cham. Sau đó, hai Sư đoàn 302 và 303 cùng quay lại đánh chiếm thị trấn [[Chhloung]] (Kratié) do Sư đoàn 603 Khmer Đỏ chống giữ. Ngày 4 tháng 1, họ chiếm được Chhloung. Kể từ lúc đó, toàn bộ lãnh thổ đông bắc Campuchia ở phía đông sông Mekong coi như bị quân đội Việt Nam kiểm soát.
Hàng 144 ⟶ 143:
Trong khi đó, ngày [[28 tháng 12]], ở phía nam, lực lượng Khmer Đỏ thuộc Quân khu Đông Nam mở cuộc tấn công phòng ngừa dọc biên giới. Quân Khmer Đỏ tiêu diệt một số đơn vị Quân khu 9 bảo vệ biên giới và chiếm một vùng rộng lãnh thổ Việt Nam dọc theo [[kênh Vĩnh Tế]]. Cuộc tấn công này làm cho tình hình Quân đoàn 2 của tướng [[Nguyễn Hữu An]] trở nên rất khó khăn. Quân Khmer Đỏ đã chiếm được khu vực đầu cầu mà Quân đoàn 2 và lực lượng Quân khu 9 định dùng để tiến vào Campuchia, đồng thời giành được một chiến lũy tự nhiên cản đường tiến của quân Việt Nam. Sau khi nhận được sự chấp thuận từ Bộ chỉ huy, sáng ngày 31 tháng 12, sư đoàn 4 của Quân khu 9 và Trung đoàn 9 của Sư đoàn 304 phối thuộc mở cuộc phản công. Sau 24 giờ giao tranh kịch liệt, quân Việt Nam đã đánh lui quân Khmer Đỏ khỏi bờ tây [[kênh Vĩnh Tế]]. Chiều ngày 1 tháng 1, được pháo binh và không quân yểm trợ, Lữ đoàn công binh 219 thuộc Quân đoàn 2 bắc cầu phao vượt sông. Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe bọc thép 203 mở đường tiến vào đất Campuchia. Tới trưa ngày 3 tháng 1, Quân đoàn 2 và Quân khu 9 đã tiêu diệt hoặc đánh tan tất cả các lực lượng Khmer Đỏ ở hạ lưu sông Mekong dọc biên giới. Sở chỉ huy Quân khu Tây Nam của Khmer Đỏ phải rút về [[Takéo]].
 
Tại hướng chủ yếu Tây Ninh, sau ba ngày tấn công, với sự yểm trợ của không quân, trực thăng, pháo binh, hải quân, thiết giáp... Quân đoàn 4 Việt Nam đánh bật được quân Khmer Đỏ khỏi các vị trí Năm Căn, [[Hòa Hội, Châu Thành (Tây Ninh)|Hòa Hội]] dọc theo tỉnh lộ 13, và các đơn vị của các Sư đoàn 703, 340, 221 của Khmer Đỏ phải rút về Campuchia thành lập một tuyến phòng thủ mới tại [[Svay Rieng (tỉnh)|Svay Rieng]], tập trung ở cầu Don So. Được 15 xe tăng và xe bọc thép mở đường, cùng với pháo 105mm, 155mm<ref>vũ khí Mỹ để lại sau chiến tranh Việt Nam</ref> bắn yểm trợ, Sư đoàn 7 của Quân đoàn 4 mở cuộc tấn công vào quân Khmer Đỏ ở Don So. Tuy nhiên sau hai ngày giao chiến với nhiều tổn thất, Sư đoàn 7 vẫn chưa chọc thủng được tuyến phòng phủ của Khmer Đỏ. Tới đêm ngày 1 tháng 1, tướng Hoàng Cầm hạ lệnh cho Sư đoàn 7 tung hết lực lượng dự bị vào trận. Quân Khmer Đỏ kháng cự dữ dội, nhưng sau khi bị đánh thua ở Tây Ninh, quân Khmer Đỏ đã bị mất tinh thần, hơn nữa, do phải chấp nhận một trận đánh quy ước với một địch thủ có hỏa lực, quân số và kinh nghiệm chiến trường trội hơn quá nhiều, nên quân Khmer Đỏ bị tan rã. Tuyến phòng thủ Svay Rieng bị vỡ ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân Khmer Đỏ phải rút về [[Prey Veng (thành phố)|Prey Veng]] và [[Neak Loeang|Neak Luong]], chỉ để lại một số đơn vị đánh cầm chân Quân đoàn 4.
 
Tới ngày [[2 tháng 1]] năm 1979, quân đội Việt Nam đánh tan các sư đoàn chủ lực của Khmer Đỏ án ngữ các trục [[Quốc lộ 1 (Campuchia)|đường số 1]], [[Quốc lộ 7 (Campuchia)|7]] và [[Quốc lộ 2 (Campuchia)|2]] ở lối vào [[Phnôm Pênh|Phnom Penh]]. Chiều ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 7 chiếm được cầu Don So và tới ngày 4 tháng 1 đã làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông Mekong. Tới ngày 5 tháng 1, Sư đoàn 7 tiến đến Neak Luong.
Hàng 156 ⟶ 155:
Ở cánh phía bắc, Quân đoàn 3 của tướng [[Kim Tuấn]] cũng giao tranh quyết liệt với quân Khmer Đỏ ở Kampong Cham để vượt sông Mekong. Quân Khmer Đỏ thiết lập trận địa phòng ngự dọc bờ tây sông Mekong với nhiều ổ [[súng máy]], [[súng cối]] bắn trùm lên mặt sông để ngăn thuyền chở quân Việt Nam đổ bộ. Xa hơn một chút, quân Khmer Đỏ bố trí xe tăng, xe bọc thép, pháo 105mm, 122mm và 155mm để bắn vào quân Việt Nam đang tập trung ở bờ đông sông Mekong. Đêm ngày 5 tháng 1, một toán quân gồm lính trinh sát, công binh và bộ binh định vượt qua bờ sông chiếm một đầu cầu nhỏ, nhưng quân Khmer Đỏ đánh bật họ lại. Tướng [[Kim Tuấn]] quyết định dùng hỏa lực áp đảo bắn vào trận địa phòng thủ của quân Khmer Đỏ, rồi cho thả khói mù, dùng thuyền chuyển quân sang bờ tây. Mặc dù rất nhiều thuyền bị trúng đạn của quân Khmer Đỏ, Quân đoàn 3 cuối cùng cũng đã thiết lập được một đầu cầu. Một đại đội xe lội nước vượt sông và tỏa ra để đánh vào thị trấn; 2 tiểu đoàn bộ binh cũng vượt được sông, đến 8:30 sáng hôm sau, Kampong Cham thất thủ. Ngay trong sáng ngày 6 tháng 1, lực lượng đột kích Phnom Penh, gồm Trung đoàn 28 của Sư đoàn 10 và các đơn vị phối thuộc, dẫn đầu bởi 6 [[xe lội nước]] và một số xe thiết giáp [[M-113]] vượt sông, tổng cộng lực lượng lên đến 120 xe quân sự. Lực lượng đột kích vừa hành quân vừa giao chiến với các ổ phục kích của quân Khmer Đỏ, tới chiều tối đã tới bờ sông [[Tonglé Sap]] và tổ chức đánh vượt sông để tiến vào Phnom Penh.<ref>Binh đoàn Tây Nguyên, trang 128-136; Sư đoàn 10, trang 195-201; Quân đoàn 3, Lịch sử Lữ đoàn phòng không 234, trang 286</ref> Tuy nhiên Quân đoàn 3 đã không kịp chặn đường [[Chính phủ Polpot]] rút chạy khỏi Phnom Penh.
 
Việc quân Việt Nam tiến quá nhanh khiến cho Khmer Đỏ chỉ kịp sơ tán bộ máy lãnh đạo. [[Son Sen]] chạy xuyên qua mặt trận ngược về phía Việt Nam để tập hợp tàn quân của các sư đoàn thuộc quân khu miền Đông. Pol Pot, Nuon Chea và Khieu Samphan được vài xe Jeep chở quân bảo vệ chạy về [[Pursat]]. Ieng Sary chạy về Battambang trên một chuyến xe lửa đặc biệt chở vài trăm nhân viên Bộ ngoại giao. Việc rút lui khẩn khiến nhiều Bộ khác cùng hàng ngàn nhân viên không được thông báo về cuộc rút lui. Các chuyến xe tiếp theo sơ tán Phnom Penh bị tắc nghẽn bởi quá nhiều người tìm cách bỏ chạy. Như vậy với việc ban lãnh đạo sơ tán, khoảng 40 ngàn dân chúng và binh lính Khmer Đỏ tại Phnom Penh, cũng như các đơn vị quân phòng thủ các mục tiêu lân cận bị bỏ mặc tự thân vận động.<ref>Philip Short, trang 400</ref>
 
Ngày 7 tháng 1, quân Việt Nam chiếm [[sân bay Kampong Chhnang]] và bắt được mười máy bay A-37, ba [[C-123K]], sáu [[Douglas C-47 Skytrain|C-47]], ba [[Alouette III]] cùng một số T-28. Ngoài ra Khmer Đỏ cũng bỏ lại hàng trăm xe tăng và xe bọc thép, rất nhiều đạn dược và lương thực dự trữ chiến lược<ref>Philip Short, trang 398</ref> mà họ không kịp mang theo.
Hàng 165 ⟶ 164:
 
=== Hướng nam, Sihanoukville ===
Tại mặt trận phía nam, từ [[An Giang]], quân Việt Nam bắt đầu vượt biên giới vào ngày 3 tháng 1 năm 1979 và tấn công theo hai hướng. Hướng thứ nhất, Sư đoàn 325 và Sư đoàn 8 tiến về phía Tây, dọc theo quốc lộ số 2. Ngày 5 tháng 1 năm 1979, trong khi lực lượng Quân khu 9 tiến đánh [[Takéo]], sư đoàn 325 bắt đầu hành tiến theo hướng Tây Bắc. Lực lượng Khmer Đỏ của Quân khu Tây Nam do [[Ta Mok]] chỉ huy đã chuẩn bị công sự phòng thủ ở [[Tuk Meas]] trên [[Quốc lộ 16 (Campuchia)|đường 16]], ở khoảng giữa biên giới và [[Chhuk]]. Phải mất hai ngày giao chiến, Sư đoàn 325 mới có thể đánh tan tuyến phòng ngự của Khmer Đỏ và chiếm được khu vực Tuk Meas. Cùng lúc đó tướng Nguyễn Hữu An cũng tung Sư đoàn 8 theo hướng tây để đánh chiếm quận lỵ [[Kampong Trach]], nằm ở giao điểm với đường quốc lộ ven biển.
 
Nắm quyền chỉ huy trực tiếp trung đoàn xung kích 24, tướng Nguyễn Hữu An dẫn trung đoàn tiến từ Tuk Meas về Chhuk. Các quân xa của Việt Nam gồm xe tăng hạng nặng, xe tải và trọng pháo di chuyển khó khăn trên đường đất và ruộng lúa nên đã bị quân Khmer Đỏ phục kích phá hủy một số xe và pháo, sở chỉ huy của tướng An cũng bị tổn thất và tạm thời mất liên lạc với các lực lượng còn ở phía sau. Tới chiều ngày 7 tháng 1, lực lượng xung kích đã ra đến đường số 3, và trong quá trình tiến công đã đánh tan sư đoàn quân Khmer Đỏ phòng ngự Chhuk.
Hàng 171 ⟶ 170:
Trong hai ngày 4, 5 tháng 1 năm 1979, từ đảo Phú Quốc, hai phân đội Hải quân Việt Nam gồm một số tàu tuần tiễu loại lớn của Mỹ, hai tàu khu trục Petya của Nga, cùng nhiều tàu chiến nhỏ chuẩn bị chuyển Lữ đoàn Hải quân 101 và 126 đổ bộ. Hải quân cũng lập trận địa pháo 130mm ở mũi đảo Phú Quốc để yểm trợ cho lực lượng đổ bộ.
 
Sẩm tối ngày 6 tháng 1, toán quân đặc công gồm 87 người bí mật đổ bộ và tấn công chiếm một trận địa pháo Khmer Đỏ bảo vệ bờ biển, cùng lúc, pháo 130mm bắt đầu bắn phá các vị trí quân Khmer Đỏ. Lập tức các thuyềntàu tuần tiễu loại nhỏ của Khmer Đỏ xuất kích từ [[quân cảng Ream]] và các bến cảng nhỏ tấn công vào Hải quân Việt Nam. Sau một trận giao chiến trên biển, do có ưu thế về số lượng và hỏa lực, Hải quân Việt Nam đẩy lùi hoặc đánh chìm hầu hết các tàu Khmer Đỏ, nhưng một tàu của Việt Nam cũng bị trúng đạn, khiến nhiều thủy thủ bị thương vong.<ref>Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, trang 322–26.</ref> Số [[tàu phóng lôi]] Khmer Đỏ chạy thoát khỏi cuộc hải chiến và các cuộc không kích của không quân Việt Nam, đến ngày 16 tháng 1 lại bị Hải quân Việt Nam chặn đánh trong [[vịnh Thái Lan]] và bị tiêu diệt gần hết.
 
Tối ngày 7 tháng 1, Lữ đoàn [[thủy quân lục chiến|hải quân đánh bộ]] 126 tiến hành đổ bộ ở chân [[núi Bokor]], nằm ở khoảng giữa [[thị xã Kampot]] và cảng [[Sihanoukville]]. Lữ đoàn đổ bộ được toàn bộ 3 tiểu đoàn và số xe lội nước, xe bọc thép, nhưng do thủy triều lên cao, không có đủ chỗ triển khai đội hình, nên không đổ bộ được số xe tải, và đến tối, 3 tiểu đoàn nữa theo dự định cũng sẽ đổ bộ lại phải rút ra ngoài.
Hàng 192 ⟶ 191:
Trên chiến trường [[Campuchia]], vì quân [[Việt Nam]] tiến quá nhanh chóng, nên quân [[Khmer Đỏ]] chỉ bị tan rã chứ chưa bị tiêu diệt hẳn. Nhiều đơn vị đã tập trung lại thành những đơn vị nhỏ, tiếp tục đánh du kích và quấy phá.
 
[[Tập tin:Campuchia 88.jpg‎|nhỏ|250px|Xe tăng [[T - 54/55|T-54]] của [[Việt Nam]] rút về nước năm 1988.]]
Sau khi Quân đoàn 4 chiếm được [[Phnom Penh]], ngày 7/1/1979 các đơn vị của Quân đoàn 3, Quân khu 5 và Quân khu 7 cũng vượt sông Mekong tiến chiếm và bình định lãnh thổ phía bắc [[Tonlé Sap|Biển Hồ]] và [[sông Tonlé Sap]]. Quân Khmer Đỏ đã cố gắng kháng cự gần [[Battambang (tỉnh)|tỉnh Battambang]] nhưng cũng chỉ có thể làm chậm đà tiến quân của Việt Nam. Họ đã phân tán thành nhiều đơn vị nhỏ tiếp tục đánh du kích.
 
Hàng 216 ⟶ 215:
Giữa tháng 3, quân Việt Nam mở chiến dịch mới đánh chiếm căn cứ Tasanh, nằm ở phía nam Pailin. Tới 28 tháng 3, căn cứ này thất thủ, khiến cho "đại sứ quán" Trung Quốc đóng tại đây phải sơ tán về vùng núi cao. Ban lãnh đạo Khmer Đỏ tại đây cũng bỏ chạy, bỏ lại một phần tài liệu, xe cộ, vũ khí, lương thực dự trữ và 3.000 tấn đạn dược.<ref>Phillip Short, trang 408</ref>
 
Các đơn vị của Việt Nam bắt đầu phân nhiệm để hành quân bình định. Nhiều sư đoàn thiện chiến đã bị hao hụt nặng được rút về nước. Những sư đoàn tân lập được gửi qua tăng cường hay thay thế. Phía Việt Nam cho biết, tới cuối tháng 1 năm 1979, quân Việt Nam đã có tới 8.000 thương vong. Về phía quân Khmer Đỏ dù bị thiệt hại nặng vẫn còn khoảng 30.000 quân còn khả năng quấy phá, phục kích, gây mất ổn định khiến Việt Nam phải duy trì một lực lượng quân sự lớn tại Campuchia.
 
=== Thành lập chính quyền mới tại Campuchia ===