Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ Nổ Lớn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 3 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 693:
: (Translated in: {{Chú thích tạp chí|authors=Lemaître|first1=G.|year=1931|title=A Homogeneous Universe of Constant Mass and Growing Radius Accounting for the Radial Velocity of Extragalactic Nebulae|journal=Monthly Notices of the Royal Astronomical Society|volume=91|pages=483–490|bibcode=1931MNRAS..91..483L|ref=harv}})</ref> trước các kết quả quan sát, phân tích của Hubble năm 1929 trên phương diện thực nghiệm. Hiện tượng không gian giãn nở vẫn là hòn đá tảng của lý thuyết Vụ Nổ Lớn, do các nhà khoa học Friedmann, Lemaître, Robertson, và Walker phát triển và nghiên cứu các tính chất của mêtric giãn nở.
 
Mô hình đòi hỏi phương trình ''v'' = ''HD'' thỏa mãn mọi lúc, với ''D'' là [[khoảng cách đồng chuyển động]], ''v'' là vận tốc lùi xa, thậm chí ''v'', ''H'', và ''D'' có thể có giá trị biến đổi khi vũ trụ giãn nở (do đó chúng ta viết ''H''<sub>0</sub> nhằm ký hiệu "hằng số" Hubble do chúng ta quan sát ngày nay). Đối với khoảng cách nhỏ hơn kích thước của [[Vũ trụ quan sát được]], dịch chuyểchuyển đỏ Hubble có thể coi như dịch chuyển Doppler tương ứng với vận tốc lùi xa ''v''. Tuy nhiên, hiện tượng dịch chuyển đỏ có bản chất khác với cách giải thích cổ điển của hiệu ứng Doppler, mà là ở kết quả của sự giãn nở không gian vũ trụ giữa thời gian ánh sáng phát ra từ thiên thể xa xôi và thời gian nó đến được thiết bị quan sát.<ref name="peacock_c3">Peacock (1999), ch 3</ref>
 
Mêtric giãn nở của không gian là hệ quả trực tiếp từ bằng chứng thực nghiệm về nguyên lý vũ trụ học và cụ thể hơn nguyên lý Copernicus, mà cùng với định luật Hubble thì không có một cách giải thích nào khác cho sự giãn nở này. Giá trị dịch chuyển đỏ của các thiên thể cho thấy sự đồng nhất và đẳng hướng gần hoàn hảo của không gian vũ trụ,<ref name="hubble" /> và là bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho nguyên lý vũ trụ học rằng khi nhìn theo mọi hướng Vũ trụ giống như nhau, nguyên lý này còn được ủng hộ bởi các bằng chứng khác. Nếu sự dịch chuyển đỏ là kết quả của một vụ nổ tỏa ra từ tâm nào đó thì chúng sẽ không giống nhau khi quan sát ở những hướng khác nhau.<ref name="Schutz, Bernard; Ch 12">Schutz, Bernard; Ch 12</ref>