Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương phi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 29:
Ở [[Việt Nam]], danh xưng ''"Vương phi"'' cũng dùng để gọi các vợ của Vương, là [[chúa Trịnh]] hoặc các Hoàng tử được phong tước, tuy nhiên không chính thức lắm. Theo ''[[Đại Việt thông sử]]'' của [[Lê Quý Đôn]], ghi chép về vợ của An vương [[Lê Tuân (An vương)|Lê Tuân]] là [[Trịnh Thị Chuyên]] được tặng làm ''"Thanh Tiết Quận phu nhân"''<ref>[[Đại Việt thông sử]] - Lê Quý Đôn, Nhà xuất bản Hồng Bàng và Nhà xuất bản Trẻ, người dịch Ngô Thế Long: An vương Tuân truyện - trang 226</ref>, thì có lẽ quy chế nhà Lê của Việt Nam khá tương đồng với nhà Tống.
 
Sang thời Nguyễn, các Hoàng tử phi đều gọi là [[Phủ thiếp]], vì triều đại này cực kỳ hạn chế dùng tước Vương cho các Hoàng tử, đa phần chỉ là tước Công. Dùng danh xưng Vương phi thường chỉ để trao tặng những người có địa vị quan trọng, như bà [[Bùi Thị Thanh]] - mẹ đẻ của [[Vua Đồng Khánh]]. Theo vai vế tông pháp, Vua Đồng Khánh đã là con của [[Vua Tự Đức]], nên ông chỉ nhận mẹ là bà [[ Thị Duyên]], người đã được tôn làm Trang Ý Hoàng thái hậu. Dẫu vậy, nhà Vua vẫn nghị tôn cha mẹ ruột tước hiệu xứng đáng, nên đã triệu tập nghị sự. [[Đại Nam thực lục]] thời Đồng Khánh có nói qua chuyện này:
{{Cquote|
Tuân Quốc công là Miên Trữ và Hoà Thịnh Quận công là Miên Tuấn, vì nói bậy bạ, bị đoạt lại chức tước. Bấy giờ, tôn nhân, đình thần dâng sớ xin tấn phong cho Kiến Vương phi. Hai công hôm vào chầu lấy tờ sớ mở ra xem, rồi cùng nhau bàn riêng, Miên Trữ nói: ''“Từ xưa tới nay chưa có Phủ thiếp được phong Vương phi”''. Miên Tuấn nói: ''“Việc ấy là phép cấm của đời Hán, Tống”''. Quan Khoa đạo đem việc ấy tâu lên. Chuẩn cho đình thần xét bàn.