Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng quý phi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 35:
Khái niệm "''Nhiếp lục cung sự''" có từ thời [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương, sau khi [[Hiếu Từ Cao Hoàng hậu (Nhà Minh)|Hiếu Từ Cao Hoàng hậu]] qua đời, nhà Vua vì muốn một hoàng phi tiếp tục vai trò của hoàng hậu nhưng lại không muốn lập một người mới, do đó đã sách phong một cung tần là Lý thị làm [[Thục phi]] và được "Nhiếp lục cung sự", sau khi Lý Thục phi qua đời thì Quách Ninh phi tiếp tục<ref>{{harvp|Trương Đình Ngọc|loc=[https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%98%8E%E5%8F%B2/%E5%8D%B7113 quyển 113]|ps=: 淑妃李氏,壽州人。父傑,洪武初,以廣武衛指揮北征,卒於陣。十七年九月,孝慈皇后服除,冊封淑妃,攝六宮事。未幾,薨。。。寧妃郭氏,濠人郭山甫女。李淑妃薨,妃攝六宮事。}}</ref>. Khi định chọn lễ tấn lập cho Na Lạp thị, Càn Long Đế đã [[Kế hoàng hậu#Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự|tra lại điển tích của Minh Thái Tổ và lễ sách phong thời Thuận Trị]], cuối cùng ra một biết lệ khiến cho danh vị "Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự" ra đời. Lúc này, hoàng quý phi lần đầu tiên được ngang hàng hoàng hậu với việc gia phong không chỉ dùng chữ "Sách lập", tiến hành tế cáo Thiên địa ("trời" và "đất"), nhà Thái miếu và Phụng Tiên điện, mà còn tuyên cáo thiên hạ về việc làm lễ ban danh hiệu<ref>{{harvp|Trương Đình Ngọc|Lưu Dung|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=177112&remap=gb#p942 quyển 103]|ps=: 四月辛巳、以册封皇贵妃摄六宫事、遣官祭告圜丘、方泽、太庙、奉先殿、社稷。}}</ref>. Thậm chí, Càn Long Đế noi theo việc Thuận Trị Đế vì sách phong Đổng Ngạc thị mà dâng thêm huy hiệu cho [[Hiếu Trang Hoàng thái hậu|Chiêu Thánh Hoàng thái hậu]]<ref>{{harvp|Trương Đình Ngọc|Lưu Dung|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=86051&remap=gb quyển 131]|ps=: 十三年,十二月丁酉,以册封皇贵妃礼成,加上昭圣慈夀恭简安懿皇太后徽号,曰昭圣慈夀恭简安懿章庆皇太后。}}</ref>, ông cũng dùng cớ lễ sách lập cho Na Lạp thị để gia tôn thêm huy hiệu cho [[Sùng Khánh Hoàng thái hậu]]<ref>{{harvp|Trương Đình Ngọc|Lưu Dung|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=86051&remap=gb#p125 quyển 131]|ps=: 十四年,四月乙酉,以金川平定,册立摄六宫事皇贵妃礼成,加上崇庆慈宣皇太后徽号,曰崇庆慈宣康惠皇太后。}}</ref>. Một chuỗi hành vi này của Càn Long Đế được đánh giá là rất khoa trương, bởi vì việc tuyên cáo trời đất, nhà tông miếu và thiên hạ là một đại lễ chỉ dùng khi tuyên bố lập [[trữ quân]] hoặc tôn huy hiệu cho các hoàng thái hậu, mà gia tôn huy hiệu cho hoàng thái hậu ("Thượng tôn hiệu" 上尊號) là một loại lễ được xem là "đại điển" vào thời Thanh, lý do của việc này thường là đại sự có tính may mắn và chúc thọ, trong đó "đại sự" bao gồm lễ lập Thái tử và lập Hoàng hậu. Trong lịch sử nhà Thanh, việc lấy lễ gia phong phi tần để thêm huy hiệu cho thái hậu chỉ có lễ cho Đổng Ngạc phi và cho Na Lạp thị mà thôi<ref>{{harvp|Triệu Nhĩ Tốn|loc=[https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%B8%85%E5%8F%B2%E7%A8%BF/%E5%8D%B782 quyển 82]|ps=: 祭告凡登極授受大典,上尊號、徽號,祔廟,郊祀,萬壽節,皇太后萬壽節,冊立皇太子,先期遣官祗告天地、太廟、社稷。致祭岳鎮、海瀆、帝王陵寢、先師闕里、先師。改大祀亦如之。大婚冊立皇后,祗告天地、太廟。尊封太妃、冊封皇貴妃及貴妃,祗告太廟後殿奉先殿。}}</ref>.
 
Theo đó, Na Lạp thị tuy ở vị trí hoàng quý phi nhưng đã có quyền thay hoàng hậu "''nhiếp chính''" việc của hậu cung, nói cách khác thì Na Lạp thị sẽ dùng thân phận hoàng hậu để tham gia các nghi lễ trong thời gian này. Địa vị của "''Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi''" khác với một Hoàng quý phi bình thường được khẳng định thông qua buổi lễ tấn phong của bà không khác gì lễ lập hoàng hậu, bên cạnh đó là việc hoàng quý phi nhiếp lục cung sự sẽ tham gia các đại lễ với tư cách của một hoàng hậu. Một vai trò cụ thể nhất chính là Na Lạp thị được "'''Dẫn'''" (率; "suất") các phi tần đi chúc mừng Sùng Khánh Thái hậu trong lễ gia tôn huy hiệu<ref>{{harvp|Trương Đình Ngọc|Lưu Dung|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=86051&remap=gb quyển 131]|ps=: 次日,上诣皇太后宫,率王公大臣行庆贺礼,百官于午门外随行礼,次皇贵妃率贵妃,妃,嫔,公主,王妃,命妇诣皇太后宫行庆贺礼。}}</ref>, văn bản triều Thanh dùng "suất" có hai trường hợp: chỉ đến "cá nhân" đứng đầu (vai chủ) dẫn nhóm người nào đó, hoặc là "nhóm người" nào đó đi đầu dẫn "nhóm người" đi sau. Việc Na Lạp thị được "suất" nhóm phi tần y hệt thông lệ của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu<ref>{{harvp|Trương Đình Ngọc|Lưu Dung|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=86051&remap=gb quyển 131]|ps=: 至日,上率王公大臣诣皇太后宫躬进册宝,行礼毕,皇后率贵妃,妃,嫔以下诣皇太后宫行庆贺礼如仪。}}</ref>, cho thấy rõ vai trò hoàng hậu của một "nhiếp lục cung sự" hoàng quý phi, lễ mừng sinh nhật của Na Lạp thị ("Thiên Thu tiết" 千秋節) cũng được án theo quy chế hoàng hậu<ref>{{harvp|Triệu Nhĩ Tốn|loc=[https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%B8%85%E5%8F%B2%E7%A8%BF/%E5%8D%B788 quyển 88]|ps=: 攝六宮事皇貴妃千秋節,儀同皇后。}}</ref>. Trong khi đó cũng từng là hoàng quý phi khi không có hoàng hậu, [[Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu]] lại không có đãi ngộ này, trong văn bản chỉ gọi việc bà tham gia chúc tụng là "'''Hoàng quý phi đẳng'''" (皇贵妃等) - có nghĩa "''Nhóm người đứng đầu bởi Hoàng quý phi''", hoàn toàn không có tư cách hoàng hậu. Khi hành lễ, Hoàng quý phi (Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu) đứng bên tả, cùng Quý phi ([[Ôn Hi Quý phi]]) đứng bên hữu là "đồng vai" đi đầu hàng phi tần, và hàng phi tần dẫn nhóm công chúa, vương phi cùng mệnh phụ đến hành lễ với Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu<ref>{{harvp|Trương Đình Ngọc|Lưu Dung|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=86051&remap=gb quyển 131]|ps=: 太皇太后礼服御内殿乐作升座乐止,皇贵妃等前进,皇贵妃在左,贵妃在右,诸妃分左右立稍后,率公主王妃以下大臣命妇依次排立行六肃三跪三叩礼,乐作礼毕乐止。}}</ref>. Có thể thấy vai trò của hoàng quý phi thông thường vẫn không vượt qua phạm vi phi tần dẫu cho hoàng hậu không tại vị, nhưng "nhiếp lục cung sự" lại có tư cách thay thế hoàng hậu.
 
Theo điển chế nhà Thanh, Na Lạp thị là vị hoàng quý phi đầu tiên được dùng màu "'''Minh hoàng sắc'''" (明黄色) - loại [[màu vàng]] tươi sáng mà trước đó chỉ được dùng bởi bậc Đế-Hậu<ref>{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1747|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=395498&remap=gb quyển 138]|ps=: 皇贵妃仪仗内増眀黄段黑段寳相花伞各二。}}</ref>, trong khi các năm trước chỉ đến màu vàng sậm gọi là "'''Kim hoàng sắc'''" (金黄色)<ref name = "HQP">{{harvp|Hội đồng biên soạn nhà Thanh|1747|loc=[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=395498&remap=gb quyển 138]|ps=: 顺治初年定。。。皇贵妃仪仗红黑云段销金鳯旗四,金节二,吾仗立瓜卧瓜各二。。。金黄段素扇二。贵妃仪仗与皇贵妃同。}}</ref>. Vốn vào thời Khang Hi và Ung Chính, hai tước vị Hoàng quý phi cùng Quý phi vẫn tương đương như nhau không có phân biệt<ref name = "HQP"/>, nhưng từ triều Càn Long sách lập Na Lạp thị làm "Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi" thì quy chế của hoàng quý phi từ đó được quy định một số chi tiết tương tự Đế-Hậu, từ đó, một khoảng cách giữa Hoàng quý phi và Quý phi đã được hình thành. Cũng từ thời Càn Long đã hình thành nên một ''"lệ bất thành văn"'' của triều đình nhà Thanh: khi hoàng hậu qua đời, vị phi tần tiếp theo có khả năng làm hoàng hậu thì sẽ phong làm hoàng quý phi trước, sau khi mãn tang hoàng hậu thì sẽ trở thành hoàng hậu tiếp theo. Ngoại trừ Na Lạp thị, triều Thanh chỉ có hai người theo lệ này là [[Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu]] Nữu Hỗ Lộc thị của Gia Khánh Đế cùng [[Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu]] Nữu Hỗ Lộc thị của Đạo Quang Đế, thế nhưng nhận danh xưng "nhiếp lục cung sự" lại chỉ có Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu và bà cũng là người cuối cùng.