Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vi xử lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n typo (spelling)
Dòng 9:
| caption2 = Bộ vi xử lý Intel 80486DX2
}}
'''Vi xử lý''' (viết tắt là '''µP''' hay '''uP'''), đôi khi còn được gọi là '''bộ vi xử lý''', là một [[linh kiện điện tử]] [[máy tính]] được chế tạo từ các [[tranzitotransistor]] thu nhỏ tích hợp lên trên một [[vi mạch tích hợp]] đơn. [[Khối xử lý trung tâm]] ([[CPU]]) là một bộ vi xử lý được nhiều người biết đến nhưng ngoài ra nhiều thành phần khác trong máy tính cũng có bộ vi xử lý riêng của nó, ví dụ trên [[card màn hình]] (''Graphic card'') chúng ta cũng có một bộ vi xử lý.
 
Trước khi xuất hiện các bộ vi xử lý, các CPU được xây dựng từ các mạch tích hợp cỡ nhỏ riêng biệt, mỗi mạch tích hợp chỉ chứa khoảng vào chục tranzitotransistor. Do đó, một CPU có thể là một bảng mạch gồm hàng ngàn hay hàng triệu vi mạch tích hợp. Ngày nay, công nghệ tích hợp đã phát triển, một CPU có thể tích hợp lên một hoặc vài vi mạch tích hợp cỡ lớn, mỗi vi mạch tích hợp cỡ lớn chứa hàng ngàn hoặc hàng triệu tranzitotransistor. Nhờ đó [[công suất tiêu thụ]] và giá thành của bộ vi xử lý đã giảm đáng kể.
 
[[Sự tiến hóa]] của các bộ vi xử lý một phần nhờ vào việc chạy theo [[Định luật Moore]] và hiệu suất của nó tăng lên một cách ổn định sau hàng năm. Định luật này phát biểu rằng sự phức tạp của một mạch tích hợp sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi chu kỳ 18 tháng. Và thực tế, sự phát triển của các bộ vi xử lý đã bám sát định luật này từ [[những năm 1970]]. Nhờ đó, từ [[máy tính mẹ]] (''mainframe computer'') lớn nhất cho đến các [[máy tính xách tay]] hiện nay đều sử dụng một bộ vi xử lý nhỏ nhắn tại trung tâm của chúng.