Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cleveland (lớp tàu tuần dương)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Infobox format correction
Sửa đoạn mở đầu
Dòng 71:
|}
 
'''Lớp tàu tuần dương ''Cleveland''''' là một lớp [[tàu tuần dương hạng nhẹ]] được [[Hải quân Hoa Kỳ]] thiếtchế kếtạo trong [[Chiến tranh thếThế giới thứ hai|Chiến]], tranh Thế giớilớp thứtàu haituần dương hạng nhẹ có số lượng nhiều nhất từng được chế tạo. Lớp ''Cleveland'' là sự phát triển tiếp tục từ [[Brooklyn (lớp tàu tuần dương)|lớp tàu tuần dương ''Brooklyn'']] vớidẫn trước. Chúng được thiết kế nhằm mục đích gia tăng tầm xa hoạt động, tăng cường hỏa khílực [[chiến tranh phòng không |phòng không]] so vớisự nhữngbảo lớpvệ trướcchống đó.<ref>Norman[[ngư Friedman,lôi]] ''U.S.so Cruisers,với Ancác Illustratedtàu Designtuần History''dương 1984Hoa ISBNKỳ 9780870217180</ref>trước đây.{{sfn|Friedman|1984}}
 
== Phát triển ==
[[Tập tin:Cleveland-class cruiser technical drawing.png|thumb|left|Bản vẽ kỹ thuật một tàu tuần dương lớp ''Cleveland''.]]
Sau khi [[Hiệp ước Hải quân London]] năm [[1930]] được phê chuẩn, Hải quân Hoa Kỳ quan tâm trở lại đến tàu tuần dương hạng nhẹ trang bị pháo {{convert|6|in|mm|abbr=on}}, một phần là do sự than phiền của hạm đội về tốc độ bắn chậm của cỡ pháo {{convert|8|in|mm|abbr=on}}, chỉ được 3 phát mỗi phút so với tốc độ 10 phát mỗi phút của pháo 6-inch.{{sfn|Friedman|1984|p=270}} Vào lúc đó Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng [[phương tiện bay không người lái|máy bay không người lái]] như mục tiêu để thực hành phòng không, vốn có thể mô phỏng cả [[máy bay ném bom bổ nhào]] lẫn [[máy bay ném bom-ngư lôi]]. Kết quả thực hành mô phỏng đã gây bất an cho hạm đội, vì nếu không có bộ điều khiển hỏa lực và máy tính, tàu chiến của hạm đội hầu như vô vọng trong việc chống đỡ mật độ không kích của đối phương được dự dự báo trong tương lai. Chỉ riêng máy tính cơ học có thể nặng đến 10 tấn và phải bố trí tại các tầng hầm để cân bằng trọng lượng và được bảo vệ thỏa đáng.{{sfn|Friedman|2014|pp=377-379}}
 
Như thực tế của Thế Chiến II đã chỉ ra, các dự đoán trước chiến tranh tỏ ra lạc quan. Cuối cùng mọi khẩu đội phòng không với cỡ nòng lớn hơn 20 mm đều được vận hành điện và ngắm mục tiêu bằng bộ điều khiển hỏa lực và [[radar]]. {{sfn|Friedman|1984|pp=259-265}}
 
Lúc thiết kế, lớp ''Cleveland'' đã có sự phân bố trọng lượng khá chặt chẻ, nhưng những yêu cầu mở rộng thêm chiều rộng mạn tàu đều bị từ chối vì sẻ làm giảm tiến độ đóng tàu.{{sfn|Friedman|1984|pp=259-265}} Nhằm trang bị các bộ điều khiển hỏa lực và radar mới nặng hơn trong phạm vi [[trọng lượng choán nước]] của một tàu tuần dương, tháp pháo số 3 được loại bỏ. Điều này cũng cho phép có thêm chỗ để mở rộng cầu tàu để có được một [[trung tâm thông tin tác chiến]] mới cùng các bộ radar cần thiết, và còn dư tải trọng cho phép trang bị thêm hai khẩu đội pháo đa dụng [[pháo 5 inch/38 caliber|{{convert|5|in|mm|abbr=on}}/38 caliber]] nòng đôi phía trước và phía sau cấu trúc thượng tầng, có được một góc bắn rộng.
 
Cho dù kém hơn ba nòng pháo 6-inch so với những chiếc lớp ''Brooklyn'' và lớp phụ ''St. Louis'' dẫn trước, hệ thống kiểm soát hỏa lực mới và tiên tiến hơn giúp cho lớp ''Cleveland'' có được ưu thế về hỏa lực trong chiến đấu thực tế. Tuy nhiên việc tăng cường thêm dàn hỏa lực phòng không hạng nhẹ cho đến cuối Thế Chiến II khiến các con tàu bị nặng đầu. Để bù trừ trọng lượng tăng thêm, một số con tàu đã tháo dỡ [[máy phóng máy bay|máy phóng]] cùng với máy đo tầm xa trên tháp pháo số 1.{{sfn|Terzibaschitsch |1984|p=174}} Vấn đề nặng đầu của lớp tàu ảnh hưởng nặng đến mức mọi bổ sung về thiết bị đều phải đi kèm với việc tháo dỡ một trọng lượng tương đương. Trong vài trường hợp, việc trang bị radar dẫn đường [[tuần tra chiến đấu trên không]] đã đưa đến việc tháo dỡ phòng đạn pháo 20 mm.{{sfn|Friedman|1984|p=270}}
 
=== Các phiên bản cải tiến ===
Có tổng cộng 52 chiếc thuộc lớp này đã được vạch kế hoạch và 3 chiếc bị hủy bỏ. Chín chiếc đã được đặt hàng lại như những [[tàu sân bay hạng nhẹ]] [[Independence (lớp tàu sân bay)|lớp ''Independence'']], và 13 chiếc được thay đổi (nhưng chỉ có hai chiếc hoàn tất) sang một thiết kế hơi khác biệt, với một cấu trúc thượng tầng gọn gàng hơn và một ống khói duy nhất, được biết đến như là [[Fargo (lớp tàu tuần dương)|lớp tàu tuần dương ''Fargo'']]. Trong số 27 chiếc lớp ''Cleveland'' được đưa vào hoạt động, một chiếc ([[uSS Galveston (CLG-3)|''USS Galveston'']]) được hoàn tất như một [[tàu tuần dương tên lửa điều khiển]] và năm chiếc sau đó được cải biến thành những chiếc loại này thuộc các lớp [[Galveston (lớp tàu tuần dương)|''Galveston'']] và [[Providence (lớp tàu tuần dương)|''Providence'']]. Theo thông lệ về cách đặt tên tàu chiến của Hải quân Mỹ vào lúc đó, tất cả các con tàu đều được đặt tên theo những thành phố của Hoa Kỳ.<ref>M.J. Whitley, ''Cruisers Of World War Two, An International Encyclopedia'' 1995 ISBN 9781860198748</ref>
 
== Hoạt động ==
Các con tàu chủ yếu được sử dụng tại [[Chiến tranh Thái Bình Dương|Thái Bình Dương]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh Thế giới thứ hai]], nhưng một số cũng đã hoạt động tại [[Châu Âu]] và ngoài khơi bờ biển [[Châu Phi]]; tất cả đều đã sống sót qua chiến tranh. Cho đến năm [[1950]], tất cả đều được cho ngừng hoạt động, ngoại trừ [[USS Manchester (CL-83)|''Manchester'']] được giữ lại phục vụ cho đến năm [[1956]]. Sáu chiếc cải biến thành tàu tuần dương tên lửa được cho tái hoạt động vào giữa những năm [[thập niên 1950|1950]] và nghỉ hưu vào đầu những năm [[thập niên 1970|1970]].
 
Hàng 327 ⟶ 339:
== Xem thêm ==
{{Commonscat-inline|Cleveland class cruiser}}
 
== Tham khảo ==
=== Chú thích ===
{{Tham khảo|2}}
=== Thư mục ===
* {{chú thích sách | last=Friedman | first=Norman | title=Naval Anti-Aircraft Guns and Gunnery | year=2014 | publisher=Naval Institute Press | isbn=978-1591146049 | ref=Harv}}
* {{chú thích sách | last=Friedman | first=Norman | title=U.S. Cruisers: An Illustrated Design History | year=1984 | publisher=Naval Institute Press | isbn=978-0870217180 | ref=Harv}}
* {{chú thích sách | last=Terzibaschitsch | first=Stefan | title=Kreuzer der U.S. Navy | year=1984 | publisher=Koehler, Herford | location=Germany | isbn=3-7822-0348-8 | ref=Harv}}
* {{chú thích sách | last=Whitley | first=M. J. | title=Cruisers of World War Two: An International Encyclopedia | publisher=Naval Institute Publisher | year=1996 | isbn=978-1557501417 | ref=Harv}}
 
== Liên kết ngoài ==
*[http://www.microworks.net/pacific/ships/cruisers/cleveland.htm Statistics]
*[http://www.globalsecurity.org/military/systems/ship/cl-55.htm Global Security.org - Cleveland class cruiser]
 
== Tham khảo ==
{{Tham khảo}}
 
{{Lớp tàu tuần dương Cleveland}}