Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn giáo Đại Việt thời Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hai Bà Trưng
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Dòng 39:
Đạo giáo cũng được truyền vào từ thời Bắc thuộc như Phật giáo và Nho giáo, tuy có vai trò ít hơn nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định. Điều đó được thể hiện trong chế độ thi cử, yêu cầu các thí sinh hiểu biết cả ba tôn giáo này mới có thể đỗ. Đến thời [[Lý Cao Tông]], nhà Lý chính thức tổ chức các kỳ thi Tam giáo. Việc thi cử bằng tam giáo phản ánh ''tam giáo đồng nguyên'' vào thời Lý<ref name="ky598">Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 598</ref>; trong đó Nho giáo là hệ tư tưởng dùng để quản lý xã hội, Phật giáo là quốc giáo, còn Đạo giáo có ảnh hưởng nhất định trong các tầng lớp dân cư<ref name="ky598"/>.
 
Nhà nghiên cứu Hoàng Quốc Hải phân tích sâu hơn về mối quan hệ ''tam giáo đồng nguyên'' thời Lý như sau<ref>[{{Chú thích web |url=http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1435&chitiet=19059&Style=1 |ngày truy cập=2010-12-21 |tựa đề=Tam giáo đồng nguyên - sức mạnh thời Lý (24/10/2010)] |archive-date=2010-12-08 |archive-url=https://web.archive.org/web/20101208213638/http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1435&Style=1&ChiTiet=19059 }}</ref>:
{{cquote|
''Sở dĩ nói "đồng nguyên" là bởi mục tiêu tối thượng của cả ba tôn giáo này đều hướng tới tính thiện, tính nhân văn. Và nhà Lý chiết xuất ra ở mỗi dòng đạo những điều ưu việt nhất làm định hướng căn bản cho việc xây dựng xã hội. Đó là: Xã hội Nho - tâm linh Phật - Thiên nhiên Đạo. Muốn tổ chức một xã hội có kỷ cương trật tự, có lề luật chặt chẽ thì không thể không dựa vào sự ràng buộc của tam cương, ngũ thường của [[Nho giáo]]. Nhưng điểm yếu nhất của Nho giáo là vị kỷ, là phân chia đẳng cấp, là trọng giàu khinh nghèo, trọng nam khinh nữ… sẽ tạo ra nhiều nhân tố bất ổn cho xã hội. Vậy muốn điều chỉnh nó thì con người phải biết tôn trọng lẫn nhau, sống trong hiếu hòa, hiếu thiện và từ bỏ lòng tham lam ích kỷ, sân hận cố chấp, để tiến tới giác ngộ mà giải thoát ra khỏi cám dỗ vật chất của đời thường, và để đạt tới sự tiến hóa ấy thời phải lấy tâm linh Phật làm cứu cánh. Lại nữa con người cùng với muôn loài được sinh ra dưới ánh mặt trời kể cả các loài thấp sinh, noãn sinh và thảo mộc đều bình đẳng. Vì vậy [[Lão Tử]] chủ trương muôn loài phải nương tựa vào nhau, cùng tồn tại chứ không loài nào được chèn ép loài nào. Con người cũng như các loài khác phải tôn trọng thiên nhiên, như Thượng đế đã an bài. Do đó, cái thiên nhiên sinh tồn phải là thiên nhiên Đạo (giáo)''}}.