Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngọc Hoàng Thượng đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 8:
Theo quan điểm của người Trung Quốc nói chung: Nguyên hình của Ngọc Hoàng Thượng đế xuất phát từ [[Thượng đế]] - Hạo Thiên Thượng đế, tên gọi vị thần bầu trời tối cao của Trung Hoa cổ đại, ngài cũng đã đắc quả [[Phật]] danh hiệu là Thanh Tịnh Giác Vương Như Lai nhưng hiện tướng là Ngọc Hoàng. Cũng có thể Ngài chính là Thiên Đế cai quản tầng Trời thứ 2 có 33 cõi Trời với 32 cõi Trời chư hầu chia làm 8 phương Trời (mỗi cõi Trời này đều có 1 vị Vua Trời cai quản riêng) và cõi Trung Ương, cõi Trung Ương là nơi Ngài ngự (tầng Trời này là Đao Lợi thiên).
 
Qua con mắt Đạo giáo, Ngọc Hoàng Thượng đế là 1 vị tiên đã đạt tới bậc Thánh được cho là người sáng lập nên [[thiên đình]], ngự trên tòa điện như vị vua ở trên mây mà cai quản chúng thần thánh tiên của [[Tam giới]]. Hình tượng Ngọc Hoàng Thượng đế hoặc nguyên bản ''"Hạo Thiên"'' có ảnh hưởng rất lớn trong văn hóa tín ngưỡng của [[Việt Nam]], Ngọc Hoàng bên cạnh là vị vua trời, còn được gọi một cách đại khái là ''Ông Trời'', vô cùng nhân từ. Ngoài ra phía dưới còn có tầng [[Trời Tứ Thiên Vương]] cũng là các vị vua trời dưới quyền của Ngài, [[Tứ Thiên Vương]] cũng được xưng là [[Thượng Đế]] bởi mỗi vị cũng là một vị Vua cõi Trời cai quản cõi Trời riêng của mình và [[Tam giới|Tam Giới]], điều này càng làm tôn quý địa vị của vua ở tầng Trời phía trên là tầng Trời thứ 2 [[Hạo Thiên Ngọc Hoàng Thượng Đế]].
 
Thời [[nhà Tống]], tôn hiệu đầy đủ của ông là '''Hạo Thiên Ngọc Hoàng Thượng đế''' (昊天玉皇上帝).