Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Túc Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 107:
Sau đó, Túc Tông bổ nhiệm và thăng chức cho một số võ tướng để tập hợp thêm và phát triển lực lượng: Đỗ Hồng Trị làm Binh bộ lang trung, Thôi Y làm Lại bộ lang trung, Trung thư xá nhân; Ngự sử trung thừa Bùi Miện làm Trung thư thị lang, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự (Tể tướng); và sắc phong một số tướng lĩnh khác làm Tiết độ sứ các nước: Bành Nguyên Huy làm Lũng Hữu Tiết độ sứ; Lữ Sùng Bí làm Quan Nội Tiết Độ sứ, Thuận Hóa thái thú; Trần Thương huyện lệnh là Tiết Cảnh Tiên làm Thái thú Phù Phong; Quách Anh Nghệ làm Thái thú Thiên Thủy...
 
=== Đối phó quânvới loạn An Sử ===
=== Chuẩn bị lực lượng và sự tranh chấp nội bộ ===
 
Ngay sau khi lên ngôi, Túc Tông được hai tướng [[Quách Tử Nghi]] và [[Lý Quang Bật]], vốn đang thắng thế trước quân Yên ở Hà Bắc ủng hộ. Ngày Nhâm Ngọ tháng 8 ÂL, Quách, Lý đem quân đại phá quân Yên ở Thường Sơn; sau đó dẫn 50.000 quân về hội với Túc Tông; do đó thực lực của nhà Đường nhanh chóng phục hồi. Ông bèn phong Lý Quang Bật làm Hộ bộ thượng thư bắc bộ lưu thú, kiêm Đông bình chương sự; Quách Tử Nghi làm Vũ bộ thượng thư. Đồng thời ông triệu ẩn sĩ [[Lý Bí (nhà Đường)|Lý Bí]], cũng là bạn cũ về triều, phong làm Tham mưu quân quốc nguyên soái phủ hành quan trưởng sử. Túc Tông thấy rằng người con trai thứ ba của mình là Kiến Ninh vương Lý Đàm có tài năng, muốn phong làm Đại nguyên soái, nắm quyền chỉ huy cao nhất trong quân. Nhưng Lý Bí cho rằng Kiến Ninh vương không phải con trưởng, nếu lập làm Nguyên soái sẽ khiến thiên hạ ủng hộ, sau này Túc Tông không muốn phong kiến Ninh vương làm thái tử cũng không được; sau đó khuyên ông nên phong chức Nguyên soái cho hoàng tử trưởng là Quảng Bình vương Lý Thục làm Nguyên soái. Túc Tông nghe theo, phong cho Quảng Bình Vương làm thiên hạ binh mã Đại nguyên soái, hai tướng [[Quách Tử Nghi]], [[Lý Quang Bật]] cùng quân đội của họ đều thuộc quyền thống lãnh của nguyên soái.<ref>[[Tư trị thông giám]], quyển 218</ref>.
 
Hàng 114 ⟶ 115:
Trong khi đó ở phía nam lại xảy ra cuộc nổi loạn của Vĩnh vương Lý Lân. Lúc Thượng hoàng còn tại vị đã phong cho người con trai thứ là Vĩnh vương [[Lý Lân]] đến trấn giữ phía nam. Khi Túc Tông lên ngôi, sai sứ đến Giang nam thủ dụ. Vĩnh vương cự tuyệt ứng chiếu và bắt đầu mưu tính tạo phản tranh ngôi, sau đó tự xưng hoàng đế. Nhưng chỉ chưa đầy mấy tháng, quân đội nhà Đường đã dẹp được cuộc nổi dậy này, Vĩnh vương bỏ trốn rồi bị giết.<ref>[[Cựu Đường thư]], quyển 107. liệt truyện 57</ref>
 
=== Thu hồi hai kinh ===
Cuối năm [[756]], hai nước Hồi Hột và Thổ Phiên cử sứ giả đến đề nghị cùng nhau phá quân Yên. Đáp lại, Túc Tông quyết định hòa thân với Hồi Hột, phong cho con gái Hồi Hột Khả hãn làm công chúa, từ đó hai nước kết minh, cùng nhau chống An, Sử. Cuối năm đó, Hồi Hột Khả hãn sai quân tiến vào lãnh thổ nhà Đường, hợp với [[Quách Tử Nghi]] đại phá quân Yến ở Đồng La.
 
Dòng 131:
Sau đó Túc Tông sai xét tội những người bỏ trốn theo [[An Lộc Sơn]] trước kia. Thượng hoàng cho rằng trong số đó có nhiều người chưa đáng tội chết, hơn nữa lại có thể làm nhiều kẻ phản bội khác càng quyết chí theo giặc. Túc Tông vâng theo, bèn phân những người phản bội làm 6 bậc mà phân xử nặng nhẹ khác nhau. Nhưng ông muốn tha cho hai con của Trương Duyệt là [[Trương Quân]] và [[Trương Tự]] do nhớ đến ơn Trương Duyệt giúp mình khi còn trong bụng mẹ. Nhưng việc này bị Thượng hoàng phản đối vì Thượng hoàng ghét chúng bỏ mình đi theo quân Yên khi xưa. Cuối cùng Túc Tông sai tha cho [[Trương Tự]] (đang là phò mã) và giết Trương Quân. Không lâu sau, ông lập Trương phi làm Hoàng hậu và Quảng Bình vương [[Lý Thục]] làm Hoàng thái tử, đổi tên ông ta là [[Lý Dự]].
 
=== Đối phó quân Sử ===
[[File:Tang_Suzong.jpg|thumb|left|"Chào đón Hoàng đế tại Wangxian" 望 賢 迎, có lẽ là một bức tranh thế kỷ 13, chi tiết về Đường Túc Tông.]]
Trong khi đó, nội tình quân Yên có sự chia rẽ. Sau khi giết cha đoạt ngôi, [[An Khánh Tự]] còn muốn tiêu diệt người bạn thân của [[An Lộc Sơn]] là [[Sử Tư Minh]]. Thấy tình thế bất lợi, cuối năm [[757]], [[Sử Tư Minh]] quyết định đem 8 vạn quân và 13 quận ở Hà Bắc đầu hàng [[nhà Đường]]. Túc Tông vui mừng, hạ chiếu phong Tư Minh làm Quy Nghĩa vương, kiêm Tiết độ sứ Phạm Dương<ref>[[Tân Đường thư]], quyển 225 thượng, liệt truyện 150</ref>, chức mà [[An Lộc Sơn]] từng giữ trước khi tạo phản. [[Sử Tư Minh]] ở Phạm Dương cũng bắt đầu khuếch trương thanh thế, thực lực trở nên không thua kém An Lộc Sơn khi trước. Túc Tông thấy thế rất lo ngại, bèn sai [[Ô Thừa Ân]] đến Phạm Dương hỗ trợ Tư Minh, nhưng thực chất là tìm cơ hội để sát hại ông ta. Khi sự việc bị phát giác, [[Sử Tư Minh]] lập tức dùng kế lừa bắt sống Ô Thừa Ân và giết chết. Sau đó Tư Minh tìm ra trong người Ô Thừa Ân có mật chiếu của Túc Tông và thư của [[Lý Quang Bật]] ra lệnh trừ khử mình, bèn nổi cơn thịnh nộ, chiêu tập tướng sĩ và tuyên bố phản Đường, tự xưng Đại thánh Yên vương.
Hàng 145 ⟶ 144:
Tuy nhiên cùng năm [[761]], [[Sử Tư Minh]] bị con là [[Sử Triều Nghĩa]] giết hại. Nội bộ quân Sử xảy ra tranh chấp và tàn sát, nhiều bộ tướng cũ của [[Sử Tư Minh]] quay lưng với [[Sử Triều Nghĩa]], về hàng nhà Đường. Tuy nhiên cho tận sau khi Túc Tông qua đời, [[nhà Đường]] vẫn chưa thể khôi phục lại kinh đô Lạc Dương. Loạn An Sử còn kéo dài đến tận năm [[764]], thời [[Đường Đại Tông]] mới bị dẹp yên.
 
=== Hoàng hậu, hoạn quan lộng hànhquyền ===
Tháng 3 năm [[759]], triều đình hội nghị, quyết định phong cho Trương Hoàng hậu tôn hiệu Phụ Thánh<ref name="Tư trị thông giám, quyển 221"/>. Đại thần Lý Quỹ lên tiếng phản đối vì trước đây chưa có tiền lệ phong tôn hiệu cho Hoàng hậu. Sau đó trong nước có nguyệt thực, Túc Tông bèn bỏ ý định này. Tuy nhiên lúc đó trong cung cấm, Trương Hoàng hậu cũng đã liên kết với hoạn quan [[Lý Phụ Quốc]], hoành hành cung cấm, can dự triều chính và có âm mưu phế lập thái tử, tạo thành một thế lực mới trong triều.
 
Hàng 158 ⟶ 157:
Đầu năm [[762]], có chiếu truy tôn cố Tĩnh Đức thái tử Tông là Phụng Thiên hoàng đế, vợ là Đậu phi là Cung Ứng hoàng hậu, hợp táng Tề lăng. Trong lúc này [[Sử Tư Minh]] bị con là [[Sử Triều Nghĩa]] giết chết, quốc lực Đại Yên lại suy yếu, quân Đường mở liên tiếp các cuộc tấn công thu phục đất đai và giành nhiều thắng lợi, nhưng loạn An Sử vẫn kéo dài đến năm [[764]] mới chấm dứt. Túc Tông hạ chiếu lập ngũ đô: Kinh Triệu là Thượng đô, Hà Nam là Đông Đô, Phượng Tường là Tây Đô, Giang Lăng Nam Đô, Thái Nguyên là Bắc đô. Cũng năm này, Lý Phụ Quốc tố cáo [[Tiêu Hoa]] chuyên quyền và muốn phế tướng vị. Túc Tông đành phải nghe theo, giáng [[Tiêu Hoa]] làm Lễ bộ thượng thư, phong Kinh Triệu doãn [[Nguyên Tái]] làm Tể tướng thay cho [[Tiêu Hoa]].<ref>[[Cựu Đường thư]], quyển 118, liệt truyện 68</ref>.
 
=== Qua đời ===
Đầu năm [[762]], Túc Tông bị bệnh nặng, nằm liệt giường không thể dậy nổi; và cũng không thể ra coi triều. Mùa xuân cùng năm, khi [[Quách Tử Nghi]] vào triều kiến không gặp được Túc Tông, nên tỏ ra buồn phiền. Túc Tông bèn triệu [[Quách Tử Nghi]] vào điện, dùng lời yên ủy và ủy thác công việc ở Hà Đông cho Quách Tử Nghi<ref name="Tư trị thông giám, quyển 222">[[Tư trị thông giám]], quyển 222</ref>.