Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Duệ Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 73:
Năm [[697]], khi Lý Hiển được Võ hậu đón về từ [[Phòng châu]], Lý Đán nhường ngôi Thái tử cho anh, còn mình xuống làm một Thân vương. Sau khi [[nhà Đường]] khôi phục ([[705]]), ông tiếp tục phục vụ dưới triều đại thứ hai của [[Đường Trung Tông]]. Sau khi Trung Tông bị giết ([[710]]), dưới sự thúc giục của em gái là [[Thái Bình công chúa]] cùng con trai Lâm Tri vương [[Lý Long Cơ]], Lý Đán phế truất Thương Đế, đăng quang lần thứ hai. Sang năm [[712]], ông nhường ngôi cho Lý Long Cơ, tự xưng là [[Thái thượng hoàng]].
 
== Thân thế và cuộc sống ban đầu ==
== Tiểu sử ==
Đường Duệ Tông sinh thời từng có nhiều tên gọi, bao gồm tên khai sinh '''Lý Húc Luân''' (李旭轮), rồi '''Lý Luân''' (李轮), '''Lý Đán''' (李旦) và '''Võ Đán''' (武旦). Ông là con trai thứ tám của [[Đường Cao Tông]] Lý Trị cùng vớicon trai thứ 3 của [[Võ Mị Nương|Tắc Thiên Thuận Thánh hoàng hậu]] Võ Chiếu. Ông chào đời vào ngày [[22 tháng 6]] năm [[662]], tức ngày 1 tháng 6 ÂL năm Long Sóc thứ 2 ở kinh đô [[Trường An]], tại [[Hàm Lương điện]] (含涼殿) của [[Bồng Lai cung]] (蓬萊宮). Ngay cuối năm đó, khi chưa tròn 6 tháng tuổi, ông đã được Cao Tông phong cho tước vị '''Ân vương''' (殷王), chức [[Diêu lĩnh]] [[Ký Châu]]<ref>khi vực [[Hành Thủy, Hà Bắc]] hiện nay</ref> [[Đại đô đốc]], [[Thiền vu Đại đô hộ]], kiêm [[Hữu kim ngô vệ đại tướng quân]]; mặc dù các chức vụ này chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.
 
Khi trưởng thành, Lý Húc Luân tỏ ra là người cung kính hiếu thuận và chăm chỉ, thích đọc nhiều sách vở cổ và có tài viết thư pháp. Năm [[666]], Lý Húc Luân được cải phong làm '''Dự vương''' (豫王). Năm [[669]], Lý Húc Luân lại được đổi làm '''Ký vương''' (冀王) và cùng lúc đó, Cao Tông cũng quyết định bỏ chức Húc trong tên húy của ông, do đó tên của ông là '''Lý Luân''' (李轮).
Dòng 80:
Năm [[675]], [[Đường Cao Tông]] một lần nữa đổi phong Lý Luân làm '''Tương vương''' (相王), bái làm [[Hữu vệ đại tướng quân]] (右卫大将军). Năm [[676]], khi quân [[Thổ Phiên]] tiến công vào biên giới nhà Đường, Cao Tông phong cho Lý Luân cùng anh là [[Đường Trung Tông|Lý Hiển]] làm tướng chỉ huy quân đội chống Thổ Phiên, nhưng thực tế quyền cầm quân nằm trong tay hai tướng [[Lưu Thẩm Lễ]] và [[Khế Bật Hà Lực]]. Sang năm [[678]], ông được đổi tên là '''Lý Đán'''<ref name="ReferenceA">[[Cựu Đường thư]], quyển 7, Bản kỉ 7</ref>. Và năm sau ([[679]]), Vương phi Lưu thị sinh hạ con trai đầu lòng của ông là [[Lý Thành Khí]].
 
== Hoàng đếngôi lần nhìnthứ nhất ==
Ngay từ thời [[Đường Cao Tông]], [[Võ Tắc Thiên|Võ hoàng hậu]]đã bắt đầu can thiệp triều chính vào năm 660. Lý Hiển được phong làm thái tử năm 681 sau khi anh cả là Lý Hoằng qua đời vì bệnh lao và anh thứ Lý Hiền bị truất vì mưu phản. Ngày [[27 tháng 12]] năm [[683]], [[Đường Cao Tông]] mất ở Lạc Dương<ref>[[Tân Đường thư]], quyển 5, Bản kỉ 5</ref>. Lý Hiển kế ngôi, tức [[Đường Trung Tông]]. Lợi dụng Trung Tông bận việc để tang, Võ hoàng hậu được tôn [[Hoàng thái hậu]], [[Nhiếp chính|lâm triều xưng chế]]<ref>: ''[[Cựu Đường thư]], quyển 6, ''Tắc Thiên hoàng hậu'': 弘道元年十二月丁巳,大帝崩,皇太子顯即位,尊天后為皇太后。既將篡奪,是日自臨朝稱制。</ref><ref>''[[Tân Đường thư]]'', quyển 4, ''Tắc Thiên hoàng hậu'': 弘道元年十二月,高宗崩,遺詔皇太子即皇帝位,軍國大務不決者,兼取天后進止。甲子,皇太子即皇帝位,尊后為皇太后,臨朝稱制。</ref>. Ngày [[26 tháng 2]] năm [[683]], lấy cớ Trung Tông phong cho cha vợ [[Vi Huyền Trinh]] nắm quyền trong triều, Võ Thái hậu hạ lệnh phế Trung Tông làm Lư Lăng vương, đày sang Quân châu<ref>[[Tư trị thông giám]], quyển 203</ref>. Hôm sau, [[27 tháng 2]], Thái hậu hạ chiếu lập Dự vương [[Lý Đán]] làm Tân đế, sử '''Đường Duệ Tông''', cải nguyên là Văn Minh.
 
Dòng 106:
Năm [[701]], quân Đột Quyết xâm phạm biên giới nhà Đường. Võ Đán phụng mệnh đánh dẹp, nhưng sau đó Đột Quyết lui quân trước. Năm [[702]], Võ Đán được phong làm Đô đốc Tĩnh châu<ref>Thái Nguyên, Sơn Tây hiện nay</ref>. Sang năm [[703]], ông được phong làm Ung châu<ref>Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc hiện nay</ref> mục, cai trị các vùng lãnh thổ phía tây, bao gồm cả Trường An. Trong cung, Thái hậu sủng hạnh hai mỹ nam là [[Trương Dịch Chi]], [[Trương Xương Tông]]. Võ Đán cùng công chúa Thái Bình từng dâng thư xin Võ Thái hậu phong vương cho Dịch Chi, tuy Thái hậu không đồng ý, nhưng cũng phong cho Dịch Chi và Xương Tông tước vị Quốc công.
 
== Thời Đường Trung Tông phục tịch ==
Năm [[705]], sau cuộc chính biến cung đình, nhóm đại thần do [[Trương Giản Chi]] đứng đầu ép Thái hậu thoái vị, nhường ngôi cho Võ Hiển. Võ Hiển đăng cơ lần nữa, đổi quốc hiệu thành Đường, đổi họ Võ của mình và Võ Đán thành họ Lý như cũ. Lý Đán dường như không hay biết về cuộc chính biến này.
 
Dòng 123:
Ngày Quỹ Mão ([[24 tháng 7]]), [[công chúa Thái Bình]] ép Thương Đế hạ chiếu nhường ngôi cho Lý Đán. Lý Đán cố từ chối, nhưng sau đó chấp thuận. Ngày Giáp Thìn ([[25 tháng 7]]), Lý Đán đăng cơ lần thứ hai, ra lệnh xá thiên hạ, giáng [[Đường Thương Đế]] làm Ôn vương.<ref>[[Tư trị thông giám]], quyển 209</ref>
 
=== LậpMâu thuẫn Thái tửBình - Long Cơ ===
 
Ngay sau khi lên ngôi, Duệ Tông muốn phong cho một người con làm thái tử. Ông đứng trước hai sự chọn lựa giữa [[Lý Thành Khí]], con trai trưởng do chính thê sinh ra và [[Lý Long Cơ]], con trai thứ nhưng lập được công lớn trong việc khôi phục [[nhà Đường]]. Thành Khí thấy ông khó xử, bèn từ chối:
''Quốc gia an lạc thì lập con trai đích trưởng, nếu quốc gia nguy biến thì lập người có công. Nếu không làm vậy thì bá tánh thất vọng. Thần không có ý đứng trên Bình vương (Long Cơ)''.
Hàng 129 ⟶ 130:
Sau đó đại thần [[Lưu U Cầu]] dẫn đầu các quan xin tôn lập Long Cơ làm thái tử. Long Cơ cũng dâng biểu xin nhường cho anh trưởng, nhưng cuối cùng chấp nhận. Ngày Đinh Tị (26 tháng 7) Lý Đán lập Lý Long Cơ làm Hoàng Thái tử.
 
=== Mâu thuẫn Thái Bình - Long Cơ ===
Sau khi lên ngôi, thượng cho khôi phục lại chức vị cho nhiều người bị giết hay bị cách chức dưới thời [[Võ Tắc Thiên]] và [[Đường Trung Tông]] như [[Diêu Nguyên Chi]], [[Tiêu Chí Trung]], [[Lang Ngập]], [[Yến Khâm Dung]], cựu thái tử [[Lý Trọng Tuấn]], [[Trương Giản Chi]], [[Viên Thứ Kỉ]], [[Lý Đa Tộ]]...; lại cách chức nhiều đại thần được Vi hậu tiến cử dưới thời Trung Tông như [[Tống Cảnh]], [[Sầm Hi]], [[Thôi Thực]], [[Trương Tích]], [[Lý Kiệu]]... [[Võ Tam Tư]] và con là [[Võ Sùng Huấn]] bị tước hết tước vị đã truy phong và bị quật thây, san phẳng mộ.
 
Dòng 145:
 
== Thái thượng hoàng ==
 
=== Nắm giữ triều đình ===
Tháng 6 năm [[712]], tướng Đường là Đại đô đốc U châu [[Tôn Thuyên]] giao chiến với bộ tộc Hề Tù Lý ở Lãnh Kính. Sau đó, các tướng [[Lý Giai Lạc]], [[Chu Dĩ Đễ]] cũng dẫn 20000 bộ binh và 8000 kị binh đánh các nước Hề và Khiết Đan. Chiến trận bất lợi, quân Đường bị đánh tan tác, quân đội tổn thất gần hết.
 
Dòng 154:
Đầu năm [[713]], Thượng hoàng khuyên [[Đường Huyền Tông]] đến tuần tra biên giới phía bắc, tuyển sĩ tốt ở các quận gia nhập quân đội. Tuy nhiên sau đó bọn sĩ tốt mới nhập ngũ bị giải tán, Huyền Tông cũng không đến phía bắc nữa.
 
=== Giao lại quyền lực và qua đời ===
Mùa hạ năm [[713]], Thái Bình công chúa cùng các tể tướng [[Đậu Hoài Trinh]], [[Sầm Hi]], [[Tiêu Chí Trung]], [[Thôi Thực]], [[Tiết Tắc]], [[Thường Nguyên Giai]], [[Lý Từ]], [[Lý Khâm]], [[Lý Du]], [[Giả Ưng Phúc]]... âm mưu phế truất [[Đường Huyền Tông]]. Việc này bị Huyền Tông biết được, Huyền Tông không muốn làm kinh động Thượng hoàng, nên bí mật đến bắt bọn họ.