Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Phủ Ngọc Tường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 3 nguồn và đánh dấu 1 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Dòng 148:
Nhiều người cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường, cùng em trai là Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân tham gia vào "vụ thảm sát nhiều người dân Huế dịp Tết Mậu Thân năm 1968". Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân khẳng định là trong suốt thời gian chiến dịch, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở chiến khu tại địa đạo Khe Trái trong vùng núi phía tây huyện [[Hương Trà]] để làm công việc của Mặt trận Giải phóng, cho nên chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia tàn sát là điều bịa đặt. Theo Nguyễn Đắc Xuân, nguyên nhân của những thông tin này là do nhóm "Tường - Phan - Xuân" xuất thân là những sinh viên theo đạo Phật tham gia chống chính quyền Ngô Đình Diệm và các chính quyền thân Mỹ của Việt Nam Cộng hòa, sau đó thoát ly tham gia cuộc chiến chống Mỹ trong Mặt trận Giải phóng, chính điều này đã khiến các nhóm tôn giáo thân Diệm, các nhóm chính trị chống Cộng cực đoan và những người có quyền lợi bị ảnh hưởng thù ghét họ, và dựng nên những thông tin nhằm bôi xấu bộ ba Tường - Phan - Xuân. Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường kể rằng vào ngày diễn ra chiến dịch Mậu Thân, ông đã có mặt ở sở chỉ huy tiền phương để chờ nhiệm vụ nhưng sau đó cấp trên yêu cầu trì hoãn việc vào Huế vì tình hình phức tạp nên cuối cùng ông Tường cũng không thể có mặt ở thành phố Huế khi trận đánh diễn ra.<ref name = "antg">[http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2013/1/79857.cand/ Sự thật về 3 nhân vật bị kẻ thù gọi là "đồ tể khát máu"]</ref>.
 
Tuy nhiên năm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại tường thuật chi tiết trận đánh giống như ông là nhân chứng có mặt trong thời gian biến cố Mậu Thân xảy ra. Trả lời phỏng vấn ngày 29/2/1982 phỏng vấn với một nhà làm phim Mỹ, phim "[[:en:VietNam Television History|VietNam Television History]]" của ông Burchett nói về trận Mậu Thân Huế<ref>[http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hue-massacre-the-contradictory-facts-02072012171606.html/ Mậu Thân- Huế, đi tìm những phản đề], RFA, 7.2.2012</ref>, ông nói rằng ông biết một bệnh viện tại vùng Gia Hội, chứng kiến bệnh viện này đã bị Mỹ thả bom giết chết hơn 200 người và trong đêm đó ông dẵm lên một vũng bùn, tưởng đó là bùn, khi mà bật đèn thì thấy toàn là máu cả<ref>[http://openvault.wgbh.org/catalog/vietnam-3fe9ec-interview-with-hoang-phu-ngoc-tuong-1982 Interview with Hoang Phu Ngoc Tuong, 1982], Openvault, 29.2.1982</ref>
 
Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân thì kể lý do tại sao ông Hoàng Phủ Ngọc Tường có thể kể tường tận diễn biến dù không về Huế<ref>[http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Su-that-ve-3-nhan-vat-bi-ke-thu-goi-la-do-te-khat-mau-Su-vu-khong-trao-tro-304949/ Sự thật về 3 nhân vật bị kẻ thù gọi là "đồ tể khát máu"]</ref>:
:''"Anh Tường kể: Tết Mậu Thân, anh đã có mặt ở Sở chỉ huy tiền phương Mặt trận Huế, đặt tại núi Kim Phụng, phía tây Huế. Chúng tôi cứ chờ mãi như thế và không bao giờ được trở lại thành phố. Lúc bấy giờ Quân Giải phóng và nhân dân Huế vẫn phải liên tục đánh trả sự phản công quyết liệt của đối phương. Lời hiệu triệu kêu gọi đồng bào Huế nổi dậy là do anh Tường viết đã được thu băng và được phát đi khắp các nẻo đường, phố phường của Huế. Có lẽ do sự kiện này mà về sau nhiều người nhầm rằng anh Tường có mặt ở Huế trong những ngày Tết Mậu Thân.''
:''Ngoài câu chuyện trên đây, chúng tôi nghĩ rằng, có lẽ còn do chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tập bút ký "[[Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu]]" viết về những người giữ cờ trên Phu Văn Lâu, Huế. Không tham gia đánh trận trực tiếp làm sao mà viết về cuộc chiến với những chi tiết cụ thể như thế? Sự thật thì không phải vậy. Hoàng Phủ Ngọc Tường bảo rằng, đây là một tập sách "viết chưa đạt". Vì thế trong 4 tập của "Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường", tập ký này không được chọn trang nào cả. Ông Tường kể: đây"Đây là cuốn sách tôi viết từ một tư liệu ghi chép về những người giữ cờ ở Huế của Nguyễn Đắc Xuân. Tôi đã hư cấu thêm theo sự cho phép của thể loại ký và theo suy nghĩ của tôi - chứ tôi đâu có mặt ở Huế vào thời điểm ấy"''
 
Ông tuyên bố mình không dính líu:
Dòng 159:
Trong cuộc phỏng vấn với Thuy Khuê của đài RFI, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cảm ơn [[Nhã Ca]], tác giả cuốn [[Nhã Ca#Bút ký Giải Khăn Sô Cho Huế|Giải Khăn Sô Cho Huế]], đã viết là ông đã không về Huế trong biến cố Mậu Thân, chứng minh ông không có trách nhiệm gì về những biến cố xảy ra ở Huế.<ref name = "rfi1">[http://thuykhue.free.fr/tk97/nchpngoctuong.html Nói chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường về biến cố Mậu Thân ở Huế] trên đài RFI, 12 tháng 7 năm 1997</ref>
 
Năm 2018, xuất hiện một bài đăng trên Facebook của [[Nguyễn Quang Lập|Bọ Lập]] vào ngày 10.2.2018 được ghi là của ông Tường, trong đó oingông nói rằng mình không có mặt ở [[Huế]] trong [[Sự kiện Tết Mậu Thân]]. Tuy nhiên, ông công nhận clip phỏng vấn với ông Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” được đăng trên youtubeYoutube là có thật: "Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất - “tôi”, “chúng tôi” khi kể một vài chuyện ở Huế mậuMậu thânThân 68. Đó là những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến.", cũng như: "Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, khi nói về thảm sát Huế tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ. Đó là năm 1981, khi còn hăng say cách mạng, tôi đã nghĩ đúng như vậy. Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình. Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu thânThân 1968." Ông cho rằng: "Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng." <ref>[http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43021600 'Nên khoan dung về thư Mậu Thân của Hoàng Phủ Ngọc Tường'], BBC, 11.2.2018</ref><ref>{{chú thích web | url =http://danviet.vn/van-hoa/nha-tho-hoang-phu-ngoc-tuong-loi-cuoi-cho-cau-chuyen-buon-848351.html | tiêu đề =Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường: Lời cuối cho câu chuyện buồn | author = | ngày =10 tháng 2 năm 2018 | ngày truy cập = | nơi xuất bản =danviet.vn | ngôn ngữ = | url lưu trữ =https://web.archive.org/web/20180211165948/http://danviet.vn/van-hoa/nha-tho-hoang-phu-ngoc-tuong-loi-cuoi-cho-cau-chuyen-buon-848351.html | ngày lưu trữ =2018-02-11 |url-status=live }}</ref><ref>{{chú thích web | url =https://www.sbtn.tv/ong-hoang-phu-ngoc-tuong-thu-nhan-thu-pham-vu-tham-sat-mau-than-1968-la-quan-noi-day-csvn/ | tiêu đề =Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường thú nhận: thủ phạm vụ thảm sát Mậu Thân là quân nổi dậy CSVN | author = | ngày =7 tháng 10 năm 2017 | ngày truy cập =12 tháng 2 năm 2018 | nơi xuất bản =www.sbtn.tv | ngôn ngữ = | url lưu trữ =https://web.archive.org/web/20180212172601/https://www.sbtn.tv/ong-hoang-phu-ngoc-tuong-thu-nhan-thu-pham-vu-tham-sat-mau-than-1968-la-quan-noi-day-csvn/ | ngày lưu trữ =2018-02-12 |url-status=live }}</ref>
 
==Chú thích==