Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 65127802 của 42.117.163.121 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa Đã bị lùi lại
tên lúc này chưa có
Thẻ: Lùi lại thủ công
Dòng 103:
Lịch sử Công giáo tại Việt Nam ghi nhận rằng, một nhà thừa sai truyền giáo tên là Inêkhu đã đặt chân đến vùng đất [[Bùi Chu]] của lãnh thổ Việt Nam vào năm [[1533]], khi đó là [[Nhà Lê trung hưng]]. Tuy nhiên, bên cạnh đó vào năm [[1550]], cũng có nhà thừa sai thuộc [[Dòng Anh Em Thuyết Giáo|Dòng Đa Minh]] là [[linh mục]] Juan de la Cruz đặt chân đến vùng đất [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]] ngày nay (khi ấy còn thuộc [[Đế quốc Khmer]]). Thế kỷ 17 và 18, [[chúa Nguyễn]] kiểm soát phần lãnh thổ phía Nam [[sông Gianh]], gọi là [[Đàng Trong]]. Từ năm [[1641]] đến [[1645]], khi chúa Nguyễn ra chỉ dụ cấm đạo Công giáo thì một số giáo dân từ [[miền Trung (Việt Nam)|miền Trung Việt Nam]] di tản vào miền Nam để lánh nạn và làm ăn sinh sống. Họ hợp thành những cộng đoàn tín hữu Công giáo đầu tiên ở miền Nam, và tập trung quanh khu vực Sài Gòn ngày nay như tại Chợ Quán, [[Gia Định]], [[Lái Thiêu]], [[Bến Gỗ]], và [[Long Thành]]. Lưu dân Công giáo từ Huế đã di chuyển vào [[Sài Gòn]] từ thập niên 1710. Các linh mục [[Dòng Phanxicô]] Tây Ban Nha có mặt trên vùng này từ năm 1723, cụ thể là ở khu vực [[Chợ Quán]], bắt đầu với thừa sai [[José Garcia (nhà truyền giáo)|José Garcia]].<ref>Lê Văn Khuê (2015). [https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/cong-giao-tai-dong-bang-nam-bo-trong-cac-the-ky-xvii-va-xviii-40767 "Công giáo tại đồng bằng Nam Bộ trong các thế kỷ XVII và XVIII"].</ref>
 
===Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Trong===
Năm 1624, nhà thừa sai thuộc [[Dòng Tên]] là [[Alexandre de Rhodes]] (tên Việt là Đắc Lộ) cũng đến Đàng Trong. Sau khi nỗ lực truyền đạo và quan sát được tình hình, vào năm [[1659]], ông đã vận động Thánh Bộ Truyền giáo của [[Tòa Thánh]] xin [[Giáo hoàng Alexanđê VII]] thành lập hai [[Hạt Đại diện Tông Tòa]] là Đàng Ngoài và Đàng Trong (vùng đất thành phố Hồ Chí Minh ngày nay được coi là hạt nhân của Giáo phận Đàng Trong rộng lớn lúc đó). Đến năm [[1698]], Sài Gòn chính thức được thành lập như một đơn vị hành chính thuộc quyền [[Nhà Nguyễn]] (Việt Nam) thì vùng đất này thu hút thêm nhiều giáo dân Công giáo đến sinh sống. Sang [[thế kỷ 18]], vùng đất Hạ Đàng Trong (Nam Bộ ngày nay) do các thừa sai Dòng Phan Sinh, Hội Thừa sai Paris, và Dòng Tên đảm trách. Vào giữa thế kỷ này, tổng số giáo dân ở đây khoảng 8.000 người.