Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triều Tiên Tuyên Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 59:
Thời gian đầu khi mới lên ngôi, Tuyên Tổ đại vương là một vị [[quốc vương]] cai trị tốt và hiệu quả, biết lo lắng và quan tâm tới chính sự. Nhưng sau này, ông đã bỏ bê việc triều chính. Triều đại của Tuyên Tổ phải đối mặt với cuộc xâm lăng [[Triều Tiên]] của [[Toyotomi Hideyoshi|Phong Thần Tú Cát]] từ [[Nhật Bản]]. Dù cuộc xâm lược này thất bại, nhưng đã buộc Tuyên Tổ và triều đình phải bỏ chạy về phía Bắc [[Bình Nhưỡng]], cho đến khi [[Minh Thần Tông]] gửi quân cứu viện sang. Sau khi trở về [[Seoul|Hán Thành]], ông là người đầu tiên sử dụng [[Đức Thọ Cung]] (德壽宮; 덕수궁) như một cung điện chánh trong khi tất cả các cung điện khác ở [[Seoul|Hán Thành]] đã bị đốt phá trong thời gian chiến tranh.
 
Ngày nay, Tuyên Tổ đại vương bị nhận xét là một trong những vị quốc vương bất tài nhất trong lịch sử [[nhà Triều Tiên]]{{fact}}, đặc biệt do cách ông đối xử với Đô đốc [[Lý Thuấn Thần]], nhân vật mà nhiều người cảm thấy xứng đáng được ưu ái cho chiến thắng liên tiếp chống lại cường địch [[Nhật Bản]]. Nhưng thay vào đó, ông lại giáng Đô đốc Lý xuống làm lính cho đến khi mất{{fact}}.
 
== Thân thế ==
Dòng 83:
 
== Ngoại xâm ==
Tuyên Tổ đại vương đương thời phải giáp mặt cùng nhiều khó khăn để qiải quyết và đối phó với cả hai mối đe dọa mới. Ông cử nhiều vị tướng có tài cầm quân lên biên giới phía Bắc, trong khi ở phía Nam thì ông chỉ đàm phán với [[Oda Nobunaga|Chức Điền Tín Trường]], [[Toyotomi Hideyoshi|Phong Thần Tú Cát]] và [[Tokugawa Ieyasu|Đức Xuyên Gia Khang]] và lơi lỏng sự bố phòng. Tuy nhiên, sau khi Phong Thần Tú Cát thống nhất [[Nhật Bản]], người Nhật đã nhanh chóng sớm chứng tỏ mình mới thực sự là mối đe dọa của [[Triều Tiên]]. Người Triều Tiên bắt đầu quan ngại và lo sợ rằng đất nước mình sẽ bị xâm lăng bởi Nhật Bản. Nhiều quan lại đã khẩn thiết yêu cầu nhà vua gửi sứ thần đến gặp [[Toyotomi Hideyoshi|Phong Thần Tú Cát]], mục đích chính của họ là để tìm hiểu xem liệu có phải ông ta đang chuẩn bị cho cuộc xâm lược hay không.
 
Tuy nhiên, hai phái đứng đầu triều đình đã không đồng ý về vấn đề mang tầm quan trọng của đất nước, vì thế một thỏa hiệp đã được thực hiện và mỗi nhóm sẽ cử một đại diện đến gặp [[Toyotomi Hideyoshi|Phong Thần Tú Cát]]. Khi trở về, báo cáo của các vị đại biểu đã gây ra sự nhầm lẫn và tranh cãi nhiều hơn. Hwang Yun-gil của phái Tây Nhân bảo rằng Hideyoshi đã nâng cao thêm số lượng rất lớn cho quân đội, nhưng Kim Seong-il của phái Đông Nhân lại cho rằng những lực lượng lớn không phải là để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Triều Tiên, kể từ lúc ông ta cố gắng hoàn thành những cải cách của mình một cách nhanh chóng để ngăn chặn tình trạng vô kỉ luật và dẹp bỏ nạn cướp bóc đang lan xuống nông thôn. Khi mà phái Đông Nhân đang có tiếng nói trong triều đình lúc bấy giờ thì thông báo của Hwang đã bị bỏ qua, và Tuyên Tổ quyết định không chuẩn bị cho chiến tranh, mặc dù thái độ và lời lẽ của [[Toyotomi Hideyoshi|Phong Thần Tú Cát]], trong bức thư gửi cho nhà vua rõ ràng cho thấy sự quan tâm của mình trong cuộc chinh phục của châu Á.
 
Trong [[Chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên (1592-1598)|Chiến tranh Nhật Bản - Triều Tiên (1592 - 1598)]], mặc dù [[Triều Tiên]] giành được thắng lợi nhưng chiến tranh đã làm cho đất nước bị suy kiệt hết sức nặng nề. Mà các triều đại sau này không bao giờ có thể lấy lại được sự thịnh vượng như trước đây.