Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Điền (nghị sĩ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
 
==Cuộc đời và sự nghiệp==
Sau khi đậu Cao đẳng Tiểu học [[Pháp]] Việt tại [[Huế]] (1931), ông ra [[Hà Nội]] học [[Trường Bưởi]]. Chương trình [[Tú tài]] phải học 3 năm nhưng ông chỉ học trong 2 năm và thi đậu Tú tài [[Triết học]] [[Pháp]] năm 1933. Ông trở về Huế làm giáo sư Trung học tư thục Thiên Hữu (instituit de la Providence).<ref>[http://www.thienhuu.org/th-tiengviet.html Nhớ về Thiên-Hữu Học-Đường], Phạm Nguyên Hanh: "...các ông Trần Điền (sau này là Thượng Nghị sĩ), Tôn Thất Đàm, Trần Văn Tuyên và đặc biệt ông Tạ Quang Bửu (sau này là Bộ Trưởng Bộ Đại Học của Bắc Việt)..."</ref> Sau đó, ông qua ngành hành chánh làm công chức tại Thanh Hóa (1-7-1936) và hoạt động cho Hội [[Hướng Đạođạo]].
 
Năm [[1941]], ông được thuyên chuyển về [[Huế]] làm Kiểm sự tại Bộ Tài chánh rồi lên tới Ngự tiền Văn phòng và Văn hóa Viện. Năm [[1944]], ông thi đỗ Tri Huyện và làm tri huyện Tiên Phước rồi Đại Lộc tỉnh [[Quảng Nam]] (01-02-1944 đến 9-1945).
Dòng 30:
 
==Hoạt động Hướng đạo==
Ngoài các hoạt động trong lãnh vực hành chánh, chính trị, giáo dục như đã nói trên, ông còn là một nhà hoạt động thanh niên và xã hội nổi tiếng từ [[1934]] cùng thời với [[Tạ Quang Bửu]], [[Hoàng Đạo Thúy]],...trong phong trào [[Hướng Đạođạo Việt Nam]]. Ông là một trong những người đầu tiên lập tráng đoàn [[Hướng Đạođạo]] tại Huế và tổ chức trại huấn luyện trung ương ở Bạch Mã ([[Thừa Thiên]]).
 
Năm 1934, ông chủ trương tạp chí "Bạn Đường" tại [[Thanh Hóa]], ngoài mục đích huấn luyện [[Hướng đạo]] sinh, còn thêm phần nghị luận về văn chương và xã hội. Ông cũng đã thành lập một Ban Văn nghệ của Hướng đạo để đi trình diễn nhiều nơi, rất thành công. Ông là một trong những trưởng Hướng đạo đầu tiên được lãnh "[[Bằng Rừng]]" và đã tham dự [[Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới|trại họp bạn quốc tế của tổ chức Hướng Đạođạo]] tại [[Úc]] năm [[1952]], được bầu chức Tổng Ủy viên Hướng Đạođạo toàn quốc năm [[1966]]. Ông được anh em Hướng Đạođạo quý mến như là bậc đàn anh đạo đức, gương mẫu và có tài hùng biện, xứng đáng với truyền thống của tổ chức nầy.
 
==Gia đình==
Năm [[1936]], ông lập gia đình với bà Hà Thị Việt Nga, một nữ Hướng Đạođạo tại Huế (con Ông Hà Thúc Huyên, Thượng Thư Bộ Lễ và bà Tôn Nữ Thị Hiệp. Qua tổ chức Hướng Đạo, ông bà Trần Điền đã gặp được Thiên Chúa và đã trở lại đạo Công Giáo năm 1937 mặc dầu cả hai ông bà đều xuất thân trong một gia đình danh gia, vọng tộc với truyền thống Nho học. Đặc biệt, hai cụ thân sinh của bà Trần Điền đã lập chùa Phổ Tế và đã quy y theo Phật. Ông bà có 10 người con, 4 trai và 6 gái. NgoàiÔng có thú đọc sách, nghiên cứu và bơi thuyền, ông không có một đam mê nào khác như hút thuốc lá, rượu chè, cờ bạc.
 
==Bị sát hại==
Trong Biến cố Tết Mậu Thân, để tránh bom đạn, dân cư ngụ chung quanh khu Dòng Chúa Cứu Thế (Huế) trong đó có gia đình ông vào ẩn núp trong nhà Dòng. Một tuần sau đó, ông bị phía Cộng Sản bắt cùng tất cả mọi người trốn trong nhà Dòng và bị đưa ra ngồi ngoài sân kê khai lý lịch. Khi họ đến trước mặt Nghị Sĩ Trần Điền và hỏi ông là ai thì ông trả lời "Tôi là Nghị Sĩ Trần Điền". Các con ông sau đó trốn thoát, còn ông bị đưa đi mất tích.
 
Sau khi [[Quân đội Việt Nam Cộng Hòa]][[Hoa Kỳ]] tái chiếm lại Huế, người ta phát giác ra ông bị chôn chung với một số người khác, áo quần còn nguyên vẹn, trong người vẫn còn giấy tờ tùy thân như thẻ căn cước bọc nhựa. Mặt của ông nằm úp xuống, dính với lớp đất sét ướt. Vì là mùa Đông, mưa lạnh, nên xác của nạn nhân vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị thối rữa.
 
Chính Quyền tỉnh Thừa Thiên cũng như gia đình đã báo tin cho Quốc hội biết. Báo chí và các đài phát thanh tại Sài Gòn và khắp miền Nam đều loan tin về cái chết của Nghị Sĩ Trần Điền.<ref>[http://vietbao.com/?ppid=12&pid=12&nid=62208 Cái Chết Của Ns Trần Điền Tết Mậu Thân (1968) Tại Huế]</ref>