Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Văn Trung (Quyền Giáo Tông)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lê Thy (thảo luận | đóng góp)
n Đã khóa “Lê Văn Trung (giáo tông)”: Bị phá hoại quá mức ([edit=autoconfirmed] (hết hạn 09:09, ngày 8 tháng 2 năm 2012 (UTC)) [move=autoconfirmed] (hết hạn 09:09, ngày 8 tháng 2 năm 2012 (UTC)))
Dòng 21:
 
== Sự nghiệp đạo ==
Theo tài liệu của tôn giáo Cao Đài thì ngày [[7 tháng 1]] năm [[1926]] (tức 23 tháng 11 năm [[Ất Sửu]]), các ông [[Cao Quỳnh Cư]], [[Phạm Công Tắc]] đem [[Đại Ngọc Cơ]] đến nhà ông Trung để cầu cơ. Tại lần [[cầu cơ]] này, ông được nhận làm môn đồ. Từ đó, ông bắt đầu lập bàn thờ đạo tại tư gia, dốc lòng cùng với các ông [[Phạm Công Tắc]][[Cao Quỳnh Cư]] lo việc mở đạo.
 
Ngày 21 tháng 2 năm 1926, trong một buổi cầu cơ tại nhà ông Vương Quang Kỳ, một bài thơ được lưu truyền là cơ giáng của [[Thượng đế]], trong đó có tên của 13 người, về sau được tín đồ [[Cao Đài]] xưng tụng là những tín đồ đầu tiên của đạo, với ông [[Ngô Văn Chiêu]] được tôn xưng Anh Cả. Ông Lê Văn Trung là người được xưng danh thứ 3, chỉ sau ông [[Ngô Văn Chiêu]] và ông Thượng Kỳ Thanh ([[Vương Quang Kỳ]]).
 
Từ đó, ông là một trong số các môn đồ tích cực đi truyền đạo khắp các tỉnh [[Nam Kỳ]]. Chính vì vậy, đêm [[23 tháng 4]] năm 1926 (tức [[12 tháng 3]] năm [[Bính Dần]]), ông được cơ bút phong làm Thượng Đầu sư, với Thánh danh là [[Thượng Trung Nhựt]], cùng lượt với Ngọc Đầu sư [[Lê Văn Lịch]], thánh danh Ngọc Lịch Nguyệt. Ông được xem là người được phong phẩm vị thứ 2 sau phẩm vị [[Giáo tông]].
 
Dù về sau, một số tín đồ được phong chức phẩm Chưởng pháp, trên cả chức phẩm Đầu sư, nhưng trên thực tế, ông được xem như là tín đồ tiếp quản điều hành sau khi ông [[Ngô Văn Chiêu]] từ chối ngôi vị Giáo tông. Ông chính là người chủ chốt cùng 27 đệ tử [[Cao Đài]] khác, gởi [[Tờ Khai Đạo]], kèm [[Tờ Khai tịch Đạo]], lên [[Thống đốc Nam Kỳ]] [[Le Fol]] vào ngày 7 tháng 10 năm 1926 (tức ngày mùng [[1 tháng 9]] năm [[Bính Dần]]). Sau đó, ngày 15 tháng 10 năm [[Bính Dần]] (tức ngày [[19 tháng 11]] năm 1926), ông cùng các môn đồ chủ chốt khác tổ chức Lễ Khai Đạo rất trọng thể tại [[chùa Gò Kén]] ([[Tây Ninh]]).
 
Với nỗ lực phát triển đạo của các tín đồ, [[đạo Cao Đài]] nhanh chóng phát triển về số lượng. Tuy nhiên, dù đã hình thành tổ chức Hội Thánh, các tín đồ cao cấp lại có những bất đồng về cách thức nghi lễ, truyền giáo, tổ chức giáo hội. Điều này dẫn đến việc hoạt động độngđộc lập của nhiều nhóm tín đồ khác nhau. Với sự giúp đỡ của các chức sắc cao cấp [[Hiệp Thiên Đài]], ông đã có nhiều cố gắng ngăn chặn xu hướng ly khai của các tín đồ, cũng như đối ngoại với chính quyền, nhằm giữ gìn và phát triển nền đạo non trẻ. Trong buổi cầu cơ ngày [[22 tháng 11]] năm [[1930]], một đạo nghị định được ban ra, phong cho ông ''thi hành các phận sự Giáo Tông về phần xác''<ref>Bát Đạo Nghị định, ''"Đạo Nghị định thứ Nhì"'', Điều thứ nhứt.</ref> để chính thức điều hành các hoạt động của Hội Thánh.
 
Với tư cách đạo đức, sự nhiệt tình của ông, các hoạt động truyền giáo ngày càng phát triển mạnh. Tổ chức Hội Thánh cũng hoàn bị dần, chặt chẽ. Về phương diện đối ngoại, với tư cách là một cựu nghị viên của Hội đồng Soái phủ Đông Dương, với [[Bắc đẩu bội tinh]], ông đã có những tác động lớn đến chính quyền thực dân Pháp, buộc phải nới lỏng cáchcác biện pháp hạn chế sự phát triển của tôn giáo Cao Đài.
 
Mặc dù vậy, trong giai đoạn sơ khai, nền hành chánh đạo vẫn phụ thuộc nhiều vào các chức sắc cao cấp có tài chính lớn. Với nỗ lực của mình cùng với các đạo hữu thân tín, đặc biệt là Hộ pháp Phạm Công Tắc, ông đã cố gắng xây dựng quỹ tài chính đạo một cách độc lập, giảm dần sự phụ thuộc vào các chức sắc giàu có, vốn thiên nhiều vào xu hướng độc lập cát cứ hoặc lũng đoạn Hội Thánh. Chính những nỗ lực của ông đã góp phần không nhỏ giúp cho hình thành cơ sở để Hộ pháp Phạm Công Tắc xây dựng và phát triển mạnh mẽ [[Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh]] sau này, vượt qua các hệ phái ly khai.
 
Những nỗ lực trên đã làm ông haolao tâm khổ trí, dẫn đến hậu quả xấu đến sức khỏe. Do quá lao lực, chỉ sau 4 năm giữ ngôi vị Giáo tông, ông lâm trọng bệnh và qua đời vào ngày 13 tháng Mười năm [[Giáp Tuất]] (tức [[19 tháng 11]] năm [[1934]]) tại Giáo Tông đường [[Tòa Thánh Tây Ninh]], hưởng thọ 59 tuổi, sau 9 năm lo việc Đạo.
 
== Nhận định ==