Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quan Âm Thị Kính (truyện thơ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Đã cứu 0 nguồn và đánh dấu 1 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Dòng 26:
===Tác giả===
Từ lâu ''Quan Âm Thị Kính'' được coi là của tác giả "khuyết danh", nhưng hiện có hai giả thuyết:
*Theo nghiên cứu của [[Hoàng Thúc Trâm|Hoa Bằng]], thì tác giả của truyện thơ này là Nguyễn Cấp (? - ?), một nhà văn sống vào nửa đầu thế kỷ 19. Ông là người ở thôn Thượng, xã Nguyên Khiết, huyện [[Thọ Xương (huyện)|Thọ Xương]]; nay thuộc Hà Nội. Sau khi đỗ [[Giải nguyên]] năm Quý Dậu (1813), ông được bổ chức quan, lần lượt trải đến chức Tri phủ [[Thiên Trường]] (1829). Sau vì một chuyện lôi thôi trong kiện tụng mà vợ ông có dính líu, ông bị bắt giam, nhưng trốn được. Nhờ [[Nguyễn Công Trứ]] bấy giờ đang làm Tán tương quân vụ ở [[Lạng Giang]] che chở, nên ông đến ẩn tu tại đây. Tác phẩm ''Quan Âm Thị Kính'' được ông sáng tác vào lúc cuối đời, đã thể hiện phần nào tâm sự u uất của ông. Ngoài ra,trong gia phả tại [[chùa Bổ Đà]] ghi, sư cụ Nguyễn Đình Cấp dựa vào phong cảnh trang Tiên Lát (chùa Bổ Đà) để mô tả ngôi chùa trong cốt truyện Quan Âm Thị Kính.<ref>[http://vanhien.vn/spip.php?article672&lang=vi Cổ kính Bồ đà (Bắc Giang), Thanh Xuân, http://vanhien.vnl]{{Liên kết hỏng|date=2021-09-05 |bot=InternetArchiveBot }}</ref>
*Theo Gia phả họ Đỗ ở [[Bắc Ninh]] do Dương Xuân Thự cung cấp, thì truyện thơ ''Quan Âm Thị Kính'' do Đỗ Trọng Dư (1786 - 1868) sáng tác. Ông là người xã Đại Mão, huyện [[Siêu Loại]], xứ [[Kinh Bắc]]; nay thuộc tỉnh [[Bắc Ninh]]. Đỗ Hương cống năm 1819, ông được bổ chức quan, lần lượt trải đến chức Tri phủ [[Quốc Oai]]. Ở đây, ông bị kiện là thu tiền của dân không hợp lệ nên bị bãi chức (vì xin một chức vị trong phủ không được, mà một nho sinh đã làm đơn kiện ông), phải về nhà dạy học. Chán nản với thế sự, ông soạn ''Quan Âm Thị Kính'' để tỏ nỗi lòng. Năm 1876, con ông là [[Hương cống|cử nhân]] Đỗ Trọng Vĩ chép lại, đến năm 1948, thì tác phẩm (bản bằng chữ Quốc ngữ) được in ra (trên bản in đề rõ là của Đỗ Trọng Dư).