Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
clearer, more flowing
Dòng 69:
Mạc Đăng Dung bước vào đường quan lộ sau khi thi đậu ''Võ trạng nguyên'' trong cuộc thi tuyển võ sĩ tại Giảng Võ đường ở [[Thăng Long]] dưới triều [[Lê Uy Mục]]. Trong khoảng 20 năm, từ một võ quan cấp thấp không có thế lực dưới thời Lê Uy Mục, nhờ tài thao lược và mưu trí, Đăng Dung đã vươn tới tột bậc quyền lực vào năm [[1527]] khi được thăng tới chức [[Thái sư]] tước An Hưng [[vương tước|vương]] thời [[Lê Cung Hoàng]]. Và tính trong khoảng thời gian chưa đầy 30 năm, từ một thường dân áo vải không có thế lực bảo trợ đúng nghĩa (gần giống như trường hợp [[Đinh Bộ Lĩnh]], [[Trịnh Kiểm]], hay [[Nguyễn Huệ]]) rồi trúng tuyển vào quân Túc vệ của triều đình ở độ tuổi chừng 20, Đăng Dung đã đạt tới mức quyền lực cao nhất dưới thời quân chủ của Việt Nam. Dưới thời Lê sơ, trong khoảng 20 năm, ông đã lần lượt được phong tước [[bá tước|bá]] (Vũ Xuyên bá), [[hầu tước|hầu]] (Vũ Xuyên hầu), [[công tước|công]] (Minh [[quận công]] rồi Nhân [[quốc công]]), [[vương tước|vương]] (An Hưng vương). Với vai trò là người khai lập ra triều Mạc, ông lần lượt làm [[Vua Việt Nam|vua]], [[thái thượng hoàng]], cũng như quyền [[nhiếp chính]] khi con trai cả kế ngôi của ông là [[Mạc Thái Tông]] (Mạc Đăng Doanh) đột ngột qua đời. Không có thế lực chống lưng hỗ trợ, từ một người đậu Võ trạng nguyên ở độ tuổi 20 rồi được sung quân Túc vệ vác lọng theo vua thời gian đầu, Đăng Dung đã được giao chức [[Đô Chỉ huy sứ]] vệ Thiên Vũ ([[Quan chế nhà Lê sơ|trật chánh tam phẩm]]) vào năm 1508 ở tuổi 25. Điều này cho thấy nhiều về năng lực của ông, chứ không phải chỉ tiến thân nhờ sức mạnh cơ bắp kiểu võ biền mà đạt được. Xuất thân hàn vi, lập thân bằng đường binh nghiệp, Đăng Dung là người có công đầu trong việc tạo lập lại thế ổn định và đà phát triển của xã hội cũng như chính trường [[Đại Việt]] sau hơn 20 năm hỗn loạn đầu thế kỷ XVI.<ref>Ngay trong chiếu nhường ngôi của [[Lê Cung Hoàng]] ([[1527]]) cho Mạc Đăng Dung có đoạn: "...Khi ấy thiên hạ đã không phải là của nhà ta. Ta không có đức, lạm giữ ngôi trời, việc gánh vác không kham nổi. Mệnh trời lòng người đều theo về người có đức. Xét Thái sư An Hưng vương Mạc Đăng Dung nhà ngươi, bẩm tính thông minh, sáng suốt, có tài lược văn võ. Bên ngoài đánh dẹp bốn phương, các nơi đều phục tùng; bên trong coi sóc trăm quan, mọi việc đều tốt đẹp. Công to đức lớn, trời cho người theo. Nay ta cân nhắc lẽ phải, nên nhường ngôi cho." (''[[Đại Việt Sử ký Toàn thư]]'', Nhà Xuất bản KHXH 1973 tập 4 tr. 118.)</ref>
 
Những sử thần của nhà Lê trung hưng (cũng là những người đã biên soạn bộ ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'' bản bổ sung ở thế kỷ 17) luôn mang cái nhìn thâm thù với triều Mạc (đặc biệt là với người đã sáng lập ra triều đại này), trong đó học giả danh tiếng [[Lê Quý Đôn]] cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên họ cũng không "nỡ lòng" loại bỏ một chi tiết lịch sử quan trọng khi Mạc Đăng Dung phế ngôi nhà Lê sơ là "bấy giờ thần dân trong nước đều theo Mạc Đăng Dung, đến đón vào kinh sư" (''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'', bản bổ sung do nhà Lê–Trịnh sai biên soạn ở thế kỷ 17) hay "lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Đăng Dung, đều ra đón về kinh đô" (''[[Đại Việt thông sử]]'' của [[Lê Quý Đôn]]). Điều này cho thấy Mạc Đăng Dung không chỉ có tài thao lược mà sức thu phục nhân tâm của ông cũng lớn hơn nhiều nếu so với phản ứng của dân chúng khi [[Hồ Quý Ly]] giành ngôi nhà Trần. Đại bộ phận dân chúng [[Bắc Hà]], trong đó đặc biệt là dân thành [[Thăng Long]] rõ ràng là có phản ứng hoàn toàn tích cực với cuộc đổi ngôi do ông thực hiện nên mới có cuộc tiếp đón trọng thị như ngòi bút của các sử thần nhà Lê-Trịnh đã thuật lại. Điều này khác hẳn ý nghĩa cụm từ "[[thiện nhượng|cướp ngôi]]" thường được dùng về sau bởi những lực lượng chống Mạc. Những người ủng hộ họ Lê cầm quyền có thể phản đối cuộc đổi ngôi này nhưng đại bộ phận dân chúng Bắc Hà (dân kinh lộ hay dân trung châu theo cách gọi của người vùng Thanh–Nghệ) có thể đã quá chán nản với tình cảnh chính trị và xã hội Đại Việt trong gần 20 năm cuối thời Lê sơ. Bởi vậy đại bộ phận dân chúng Bắc Hà không có sự chống đối đáng kể nào với cuộc thế ngôi của Đăng Dung dù trong lòng có thể vẫn tiếc nuối một triều đại nhiều công tích do [[Lê Thái Tổ]] và [[Lê Thánh Tông]] góp công dựng nên. Tuy nhiên việc phế bỏ nhà Hậu Lê, (một triều đại đã để lại những dấu ấn sâu đậm đối với lịch sử dân tộc), việc xin [[cắt đất cầu hòa]], và việc nhận chức An Nam đô thống ti sứ do [[nhà Minh]] ban cho (tức là tự hạ thấp chủ quyền dân tộc, coi Đại Việt như một tỉnh của Trung Quốc), đã khiến ông trở thành tâm điểm chỉ trích của các sử gia, tri thức [[Việt Nam]] qua các thời kỳ lịch sử.<ref>Bản thân sử gia thời [[Lê sơ]] [[Ngô Sĩ Liên]] trong ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'' cũng có lời bình: "[[Đinh Tiên Hoàng]] nhân [[nhà Ngô]] đã mất, mười hai sứ quân cát cứ, mất hết kỷ cương, mà dựng nên nước, cũng chưa lấy gì làm khó. [[Nhà Tiền Lê|Nhà Lê]] thay [[Nhà Đinh]], [[Nhà Lý]] thay Nhà Lê, [[Nhà Trần]] thay Nhà Lý đều là nối đời thái bình, nhân lúc suy loạn, lại càng dễ lắm. Nói cho cùng, cũng đều chưa khỏi tiếng cướp ngôi..."</ref><ref>[[Phạm Văn Sơn]] trong ''[[Việt sử toàn thư]]'' ([[1960]]) nhận định:
:''Điều gàn dở của mấy nho thần viết sử đã thiếu lý luận và nhận xét thực tế, cứ luôn luôn đem chữ Trung và Trinh ra đọc như kinh nhật tụng, dậy người ta Trung, Trinh một cách bừa bãi, bất kể trường hợp nào. Nói cách khác, cuộc sống của con người vô cùng phức tạp, mỗi chặng đường đi phải có một lối xử thế riêng, đâu có thể lúc nào cũng Trung và Trinh một cách máy móc, phải chăng cái sở học của thời phong kiến tai hại và lạc hậu là ở chỗ này?''
:''Tác giả "Nho Giáo" cũng là họ Trần (tức [[Trần Trọng Kim]]) đã từng nói đến chữ Trung và chữ Trinh quá thiên về lý thuyết, không nhìn thấy các tội ác của mấy ông "quỷ vương" [[Nhà Hậu Lê]] nên đã khép Mạc Đăng Dung vào tội nghịch thần.''