Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội Gióng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Xóa từ 50% đến 90% nội dung
n Đã lùi lại sửa đổi của 2402:800:61B1:E4C6:A055:B1A:3AFB:285B (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Ngomanh123
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 1:
{{văn phong}}
[[Hình:Hội Gióng1.jpg|nhỏ|Ông Hiệu Cờ (với mũ [[Đinh Tự]]) múa cờ lệnh trong Hội Gióng làng Phù Đổng]Free Fireỏ, tượng trưng cho Đất, vai đeo một túi "bán nguyệt" ]
'''Hội Gióng''' là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi thuộc [[quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội|vùng Hà Nội]] để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết [[Thánh Gióng]], một trong [[tứ bất tử]] của tín ngưỡng dân gian [[Việt Nam]].
Theo truyền thuyết, xã Pruyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc [[Ân]] là Thạch Linh (đá thành tinh). Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh Gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "''Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ''"<ref>Kho tàng lễ hội truyền thống Việt Nam, Tr. 807.</ref>.
 
Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở [[Hà Nội]] là hội Gióng Sóc Sơn ở [[đền Sóc]] xã Phù Linh, huyện [[Sóc Sơn]] và hội Gióng Phù Đổng ở [[đền Phù Đổng]], xã Phù Đổng, huyện [[Gia Lâm]] đã được [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc|UNESCO]] ghi danh là [[kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại|di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại]].<ref>{{Chú thích web |url=http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/399653/hoi-giong-o-den-phu-%C4%91ong-va-den-soc-duoc-unesco-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai.htm |ngày truy cập=2010-12-21 |tựa đề=Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại |archive-date = ngày 21 tháng 12 năm 2010 |archive-url=https://web.archive.org/web/20101221124915/http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/399653/hoi-giong-o-den-phu-%C4%91ong-va-den-soc-duoc-unesco-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai.htm |url-status=live }}</ref><ref name="sggp">[http://www.sggp.org.vn/vietnamvathegioi/2010/11/243382/ Hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại]</ref> Ngoài ra còn hơn 10 hội Gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa vì chưa được UNESCO ghi danh) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện [[Thường Tín]]; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm); làng Hội Xá (Quận Long Biên).
 
Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.<ref>[http://www.ictnews.vn/Home/1000-nam-Thang-Long/Bao-ton-Hoi-Giong-Can-truyen-thong-vao-cuoc/2010/11/3CMSV10259900/View.htm Bảo tồn Hội Gióng: Cần truyền thông vào cuộc]</ref>
 
==Lịch sử==
Theo [[Nguyễn Văn Huyên]] thì "''việc tổ chức hội Gióng, ngày nay mới bắt đầu từ khoảng thế kỷ 11, đời [[Lý Thái Tổ]].''"<ref>Kho tàng lễ hội truyền thống Việt Nam, Tr. 796.</ref>
 
==Ý nghĩa==
Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của [[thánh Gióng]] và nhân dân [[Văn Lang]] với [[giặc Ân]]. Thông qua đó có thể nâng cao "nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc".
 
Theo UBND thành phố [[Hà Nội]], lúc 18h20 ngày 16 tháng 11 năm 2010 (tức 22h20 giờ Việt Nam), tại thành phố [[Nairobi]], thủ đô của [[Kenya]], Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện [[Sóc Sơn]]) là [[kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại|di sản văn hóa phi vật thể]] đại diện của nhân loại và là một trong những tưởng niệm về Thánh Gióng.<ref name="sggp" />
 
==Hội Gióng Phù Đổng==
[[Tập tin:Cong chinh den Phu Dong (2).JPG|nhỏ|200px|Cổng đền Phù Đổng ở Gia Lâm]]
 
Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hàng năm vào ba ngày mùng 7, mùng 8 và mùng 9 tháng 4 Âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện [[Gia Lâm]], thành phố [[Hà Nội]], nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại [[Phù Đổng Thiên Vương]].
 
Hội Gióng Phù Đổng có dàn vai diễn: các ông "Hiệu" (Hiệu Cờ - tượng trưng Thánh Gióng, hiệu Trống, hiệu Chiêng, hiệu Tiểu cổ), hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng: "Phù Giá" (120 người),đội quân chính quy; các "Cô Tướng" (gồm 28 người tượng trưng cho quân giặc, hai cô tướng chính là Tướng Đốc và Tướng Ngựa được chọn từ xóm Miếu Ban - nơi có di tích liềm và nôi đá sinh Thánh Gióng), tượng trưng các đạo quân xâm lược; Phường "Ải Lao", trong đó có "Ông Hổ",đội quân tổng hợp; "Làng áo đỏ", đội quân trinh sát nhỏ tuổi; "Làng áo đen",đội dân binh,…Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, mỗi một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc. "Rước khám đường" là trinh sát giặc; "Rước nước" là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; "Rước Đống Đàm" là đi đàm phán kêu gọi hoà bình; "Rước Trận Soi Bia" là mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt. Trong trận này, roi sắt gãy, ông Gióng phải dùng tre đằng ngà,một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực của dân tộc.
 
[[Hình:Hội Gióng2.jpg|nhỏ|200px|trái|Một phần đoàn rước trong Hội Gióng Phù Đổng]]
 
Cờ phướn màu đỏ mà trên đó viết chữ "Lệnh" tôn nghiêm cùng với các động tác múa cờ Lệnh của ông Hiệu Cờ (vai diễn tượng trưng Ông Gióng) là biểu đạt một số quan điểm cơ bản của phép luỵện quân cùng phương pháp tác chiến để giành thắng lợi. Đó là "Quân lệnh phải nghiêm minh" "Binh pháp phải mưu lược sáng tạo" (Múa cờ thuận và múa cờ nghịch). Phù giá ngoại (đội hình có tới 120 người) là những vai diễn đóng khố, cởi trần, đầu đội mũ có hình quả dưa, trên có đính chín con rồng nhỏ, tượng trưng cho Đất, vai đeo một túi "bán nguyệt" có hình nửa vầng trăng, tượng trưng cho Trời, tay cầm chiếc quạt giấy màu nâu khắc cụp, khắc xòe theo khẩu lệnh của ác ông "Xướng" và "Xuất", tượng trưng cho một loại vũ khí có sức biến ảo khôn lường.
 
Trong lễ hội có 28 cô gái trẻ đóng vai tướng giặc, tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược nhà Ân. Còn các màn rước lễ "Kén tướng", "Kén Phù Giá", và màn diễn "Săn hổ, bắt hổ, giúp hổ hoá thân", có thể suy ngẫm về quan điểm thảm mỹ và đạo lý ứng xử truyền thống v.v … Lễ hội Gióng Phù Đổng cũng có nhiều màn [[hát chèo]] để mừng thắng trận.
 
Hội Gióng Phù Đổng được đánh giá là một trong những lễ hội lớn nhất tại đồng bằng Bắc Bộ về quy mô đoàn rước và người tham dự.
 
==Hội Gióng Sóc Sơn==
Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn ([[Hà Nội]]) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích [[đền Sóc]] thờ [[Thánh Gióng]] – Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ [[Thánh Gióng]].
 
Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát [[ca trù]], [[chèo|hát chèo]]… Ngày chính hội là mùng 6, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ ''khai quang'' - tắm cho pho tượng [[Thánh Gióng]]. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở [[đền Sóc]] (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50&nbsp;cm, đường kính khoảng 1&nbsp;cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc [[Ân]] là Thạch Linh (đá thành tinh). Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh Gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "''Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ''"<ref>Kho tàng lễ hội truyền thống Việt Nam, Tr. 807.</ref>.
 
Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện [[Sóc Sơn]], [[Hà Nội]], là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, [[chùa Đại Bi]], [[chùa Non Nước]], đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia.