Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.189.209.61 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của NguoiDungKhongDinhDanh
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 1:
'''Nhạc phản chiến của [[Trịnh Công Sơn]]''' bao gồm các tác phẩm của [[Trịnh Công Sơn|ông]] viết về cuộc [[Chiến tranh Việt Nam]] dưới các góc nhìn khác nhau. Nhạc phản chiến của ông bắt nguồn từ tình yêu thương, là những bài tự tình dân tộc, nói về thân phận khổ ải của con người trong chiến tranh.<ref name=bm24 /> Các ca từ hahatrong các ca khúc phản chiến ca tụng tình yêu thương, chống bạo lực và chiến tranh, kêu gọi sự đoàn kết và xóa bỏ lòng hận thù. Các tác phẩm của ông chủ yếu được lưu truyền trong giới sinh viên, một vài bài hát bị chính phủ [[Việt Nam Cộng hòa]] và đa số bài hát bị chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] cấm lưu hành.<ref name=bm31>Ban Mai, sách đã dẫn trang 31</ref> Sau chiến tranh, một số tác phẩm được phép lưu hành ở Việt Nam, nhưng một số tác phẩm bị cấm lưu hành. Sau khi mất, năm 2004 ông được trao Giải thưởng âm nhạc hoà bình thế giới (WPMA).<ref name=bm4>Ban Mai, sách đã dẫn trang 4</ref>
 
Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm [[1965]]- [[1966]]. Năm [[1966]], ông cho ra đời tập ''Ca khúc Trịnh Công Sơn'', trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm [[1967]], nhạc Trịnh lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập ''Ca khúc da vàng''. [[1968|Năm sau]], ông cho ra tiếp tập ''Kinh Việt Nam''. Từ năm [[1970]] tới [[1972]] ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là ''Ta phải thấy mặt trời'' và ''Phụ khúc da vàng''<ref>{{chú thích web| url =http://www.trinh-cong-son.com/buuchi.html | title = Về Những Ca Khúc Phản Chiến Của TCS| accessdate =31 tháng 3| accessmonthday = | accessyear =2011 | author = Bửu Chi|}}</ref>. Bởi thế những ca khúc viết về quê hương chiến tranh và thân phận người dân nước nhược tiểu (nước nhỏ và bị những nước lớn gây ảnh hưởng) của Trịnh Công Sơn còn gọi là "nhạc da vàng".