Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cổ địa từ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
 
=== Từ hóa dư mảnh vụn ===
''Từ hóa dư mảnh vụn'' (DRM, Detrital remanent magnetization, DRM) là trường hợp các mảnh vụn hạt từ tính trong [[trầm tích]] được định hướng theo [[từ trường Trái Đất]] trong hoặc ngay sau khi lắng đọng. Ví dụ các hạt [[ilmenit]] trôi rồi lắng trong các sa khoáng.
 
Định hướng xảy ra lúc lắng đọng gọi là ''Depositional DRM'' (dDRM), còn định hướng xảy ra sau lắng đọng gọi là ''Post-depositional DRM'' (pDRM).<ref>[http://magwiki.wikispaces.com/Detrital+Remanent+Magnetization+%28DRM%29 Detrital Remanent Magnetization (DRM).] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20130522202443/http://magwiki.wikispaces.com/Detrital+Remanent+Magnetization+(DRM) |date = ngày 22 tháng 5 năm 2013}} MagWiki: A Magnetic Wiki for Earth Scientists. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2015.</ref>
 
=== Từ hóa dư hóa học ===
''Từ hóa dư hóa học'' (CRM, Chemical remanent magnetization) xảy ra trong quá trình [[Biến chất (địa chất)|biến chất]] hay [[Phong hoá|phong hóa]] đá khi các ''[[phản ứng hóa học]]'' tạo ra [[khoáng vật]] từ tính, ghi lại hướng của [[từ trường Trái Đất]] tại thời điểm hình thành của chúng.
 
Phổ biến nhất là sự hình thành ''[[hematit]]'', một loại oxyt sắt, có thể tập trung và tạo ra mỏ sắt, hoặc phân tán như trong [[Trầm tích đỏ]] (Redbeds) và các loại [[cát kết]] màu đỏ. CRM có thể sử dụng cho nghiên cứu [[Địa tầng từ tính]] (Magnetostratigraphy).
 
Phần lớn [[phản ứng hóa học]] là của tự nhiên. Tuy nhiên có một dạng đặc biệt là một số [[vi khuẩn]] nhóm ''[[Magnetotactic bacteria]]'' có cấu trúc màng kín giàu chất sắt trong [[tế bào chất]] tạo ra ''[[magnetosome]]'' chứa vài chục hạt cỡ 0,1 μm của ''[[magnetit]]'' Fe<sup>III</sup><sub>2</sub>Fe<sup>II</sup>O<sub>4</sub> hoặc ''[[greigit]]'' Fe<sup>III</sup><sub>2</sub>Fe<sup>II</sup>S<sub>4</sub> được bao bọc bởi một lớp lipid kép.<ref>Komeili, A., Zhuo Li and D. K. Newman "Magnetosomes Are Cell Membrane Invaginations Organized by the Actin-Like Protein MamK" Science, 311, Jan. 2006, p. 242-245</ref> CácKhi sinh vật chết thì các hạt này lắng đọng trong [[trầm tích]].
 
Có thể coi nguồn gốc chúng là sinh học (''[[Biomagnetism]]''), hoặc ghép vào nguồn gốc hóa học, nhưng tích luỹ trong trầm tích theo cơ chế mảnh vụn - lắng đọng. Chúng không tạo ra [[dị thường từ]] nhưng là ''dấu vết'' có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu địa tầng và ''cổ địa từ''.<ref>Folk R.L., 1965. [http://www.lib.utexas.edu/geo/folkready/folkprefrev.html Petrology of sedimentary rocks.] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20060214063526/http://www.lib.utexas.edu/geo/folkready/folkprefrev.html |date = ngày 14 tháng 2 năm 2006}} Austin: Hemphill’s Bookstore. 2nd Ed. 1981, ISBN 0-914696-14-9. Truy cập 01 Apr 2015.</ref>
 
=== Từ hóa dư đẳng nhiệt ===
''Từ hóa dư đẳng nhiệt'' (IRM, Isothermal remanent magnetization, IRM) xảy ra ở nhiệt độ cố định, nhưng có xảy ra từ trường cục bộ mạnh, vi dụ [[sét]] đánh, hay có [[nam châm]] mạnh đưa lại gần, làm từ hóa lại vật liệu. Phân biệt từ hóa sét đánh là cường độ cao và thay đổi nhanh chóng theo các hướng ở tầm cm. Trong khoan thăm dò IRM thường xảy ra do từ trường của ống đầu khoan làm từ hóa lõi khoan.
 
IRM không dùng được cho nghiên cứu cổ địa từ, mà thực tế là nhiễu loạn.
Dòng 60:
Nghiên cứu cổ địa từ được kết hợp với các phương pháp định thời để xác định ''tuổi tuyệt đối'' cho các loại đá trong đó ký ức từ tính được bảo tồn. Đối với [[Đá núi lửa|đá phun trào]] như đá [[bazan]], phương pháp thường được sử dụng kết hợp với ''[[Địa thời học]]'' bằng kali-argon và argon-argon.
 
''Địa tầng từ tính đảo ngược'' cũng được sử dụng để ước tính tuổi của các [[Di chỉ khảo cổ|di chỉ]] mang ''di vật'' và ''[[hài cốt]]'' của ''[[hominin]]''.<ref>Herries A. I. R., Kovacheva M., Kostadinova M., Shaw J., 2007. Archaeo-directional and -intensity data from burnt structures at the Thracian site of Halka Bunar (Bulgaria): The effect of magnetic mineralogy, temperature and atmosphere of heating in antiquity. Physics of the Earth and Planetary Interiors 162 (3–4), p. 199–216.</ref> Ngược lại, với một [[hóa thạch]] có tuổi được biết, dữ liệu cổ địa từ có thể cho phép khôi phục các [[vĩ độ]] mà tại đó các hóa thạch đã được chôn vùi. Một vĩ độ cổ như vậy cung cấp thông tin về ''môi trường địa chất'' tại thời điểm lắng đọng.
 
Các nhà khoa học ở [[New Zealand]] đã phát hiện rằng có thể tìm ra những thay đổi [[từ trường Trái Đất]] trong quá khứ bằng cách nghiên cứu lò hơi 700-800 năm tuối, tức ''[[hāngi]]'', được [[người Māori]] sử dụng để nấu thức ăn.<ref>Amos J., 2012. Maori stones hold magnetic clues. BBC News, ngày 7 tháng 12 năm 2012.</ref>
 
==Tham khảo==