Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà hát Chèo Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 44:
*Đoàn Chèo 2.
*Ban Nghiên cứu Chèo;
*Khoa Chèo thuộc TrườngNghệTrường Nghệ thuật Sân khấu.
 
Từ ngày đầu thành lập, Nhà hát đã tập hợp các nghệ nhân ưu tú trong một chương trình khai thác và học tập vốn cổ trong nghệ thuật [[Chèo]]. Trên cơ sở đó, Nhà hát đã phục hồi, chỉnh lý, cải biên thành công những vở [[Chèo]] truyền thống tiêu biểu như: '''''"[[Quan Âm Thị Kính (truyện thơ)|Quan Âm Thị Kính]]", "Lưu Bình – Dương Lễ", "SuýXuý Vân", "Từ Thức", "Trương Viên"…'''''
 
Với vai trò một đơn vị đầu ngành, Nhà hát [[Chèo]] Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật, với những vở diễn luôn theo sát những nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Các vở diễn với mục đích đưa nghệ thuật [[Chèo]] truyền thống phát triển và thích ứng với thời đại mới. Nhiều vở diễn đã được đánh giá cao về giá trị tư tưởng và nghệ thuật, đã được tặng huy chương vàng, bạc và các giải thưởng cao trong các kì hội diễn, liên hoan sân khấu [[Chèo]] chuyên nghiệp toàn quốc: "Chị Trầm", "Con trâu hai nhà", "Cô gái Sông Lam", "Tình rừng", "Lọ nước thần", "Sông Trà Khúc", "Vòng phấn Cáp-ca-dơ", "Thái hậu [[Dương Vân Nga]]", "[[Lý Nhân Tông]] kế nghiệp", "[[Tô Hiến Thành]]", "[[Hồ Xuân Hương]]", "Vua Chổm"... Nhà hát đã lưu diễn phục vụ nhân dân khắp mọi miền Việt Nam, đồng thời cũng có mặt ở nhiều nước trên thế giới, giới thiệu nghệ thuật [[Chèo]] truyền thống của Việt Nam với bè bạn khắp năm châu.