Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà thờ Hạnh Thông Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 6:
== Kiến trúc ==
Nhà thờ Hạnh Thông Tây được xây dựng theo phong cách [[kiến trúc Byzantine]], mô phỏng [[Vương cung Thánh đường Saint Vitale]] ở thành phố [[Ravenna]], [[Ý]]. Trong khi đa phần nhà thờ ở Việt Nam đều theo phong cách [[Kiến trúc Gothic]] hoặc [[kiến trúc Roman|Roma]].
Nhà thờ có chiều dài 40m, rộng 14m, cao 16m, vòm 20m, tháp chuông 30m (năm 1952 giảm xuống còn 19m50 vì lý do an ninh hàng không)
 
Phía trên cửa trước Nhà thờ Hạnh Thông Tây có tượng [[thánh Denis]] là Thánh quan thầy của ông Denis Lê Phát An. Trên nóc vòm nhà thờ được trang trí [[tranh mosaic]] theo phong cách Byzantine mô tả cảnh [[Jesu]] chết trên thập giá, một số hình ảnh các vị thánh như [[Thánh Joseph|Thánh Giu-se]] và Chúa Jesus Hài Đồng, và 11 Nữ thánh là [[Thánh Anne|An-na]], [[Madeleine]], [[Veronica]], [[Lucia]], [[Cecilia]],[[Agnes]], [[Claire]], [[Jean d'Arc]], [[Germaine]].[[File:Tượng Thánh Denis.JPG|thumb|Tượng Thánh Denis]][[File:Vòm nhà thờ.JPG|thumb|Vòm nhà thờ]]
 
Bên trong, người ta dùng gạch của Ý để xếp thành hình giống như nhà thờ Thánh Assisi hay Thánh Maria của Ý.[[File:Bên trong nhà thờ.JPG|thumb|Bên trong nhà thờ]]
 
Ngoài ra, nhà thờ còn có hai mộ tượng của ông bà Lê Phát An (con trai cả của ông Lê Phát Đạt, cậu ruột của hoàng hậu Nam Phương) nằm đối diện nhau, do hai nhà kiến trúc và điêu khắc [[Pháp]] nổi tiếng thực hiện. Hai ngôi mộ này (tương tự như mộ ông bà Lê Phát Đạt ở nhà thờ Huyện Sĩ) toàn thể đều khắc bằng đá cẩm thạch và hoa cương. Đặc biệt hai pho tượng chân dung của ông bà Lê Phát An rất mang tính "Nam Bộ" đang quỳ cầu nguyện và thương tiếc, được điêu khắc vô cùng đẹp và sống động theo phong cách [[Phục Hưng]]. Mộ của ông Lê Phát An thì có cái tượng bằng [[cẩm thạch]] của vợ mặc [[áo dài]] quỳ gối dâng bó hoa và cầu nguyện cho ông, còn bên mộ vợ thì có tượng cẩm thạch của chồng mặc áo dài qùy gốiphục dâng bó hoa và cầu nguyện cho bà.
 
{{Nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh}}