Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tương lai của Trái Đất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Xóa tham số thừa, ký tự thừa trong tham số
en -> vi
Dòng 108:
 
Sự mất đi các đại dương có thể được đẩy lùi tới hai tỉ năm sau nếu tổng áp suất khí quyển giảm xuống. Áp suất khí quyển thấp sẽ làm giảm hiệu ứng nhà kính, từ đó hạ thấp nhiệt độ bề mặt của Trái Đất. Điều này sẽ xảy ra nếu các quá trình tự nhiên làm giảm lượng khí [[nitơ]] trong khí quyển. Các nghiên cứu trên các trầm tích hữu cơ đã chỉ ra rằng ít nhất {{convert|100| kPa|atm|lk=on}} khí nitơ đã bị loại bỏ khỏi khí quyển trong suốt 4 tỉ năm qua; đủ để làm tăng gấp đôi áp suất khí quyển hiện tại. Tốc độ giảm này đủ để bù lại tác động của sự gia tăng độ sáng Mặt Trời trong vòng 2 tỉ năm tới. Sau thời điểm đó, trừ khi nước không còn tồn tại trên bề mặt Trái Đất và hành tinh sẽ không thay đổi gì cho tới khi Mặt Trời bước vào giai đoạn sao khổng lồ đỏ,{{sfn|Brownlee|2010|p=95}} hàm lượng nước ở phía dưới khí quyển sẽ lên tới 40% và hiệu ứng nhà kính ẩm sẽ bắt đầu diễn ra<ref name=pnas106_24/> khi Mặt Trời đạt độ sáng cao hơn 35-40% so với hiện tại.<ref name=icarus74/> Khí quyển Trái Đất sẽ nóng lên và nhiệt độ bề mặt tăng đủ cao để làm tan chảy lớp đá bề mặt.<ref name=guinan_ribas/>{{sfn|Brownlee|2010|p=95}} Tuy nhiên, phần lớn khí quyển sẽ tiếp tục tồn tại cho tới khi Mặt Trời bước vào giai đoạn sao khổng lồ đỏ.<ref name=minard09/>
[[Tập tin:Sun red giant vi.svg|thumb|Kích cỡ hiện tại của Mặt Trời so với kích cỡ ước đoán của nó ở giai đoạn sao khổng lồ đỏ.]]
 
=== Giai đoạn sao khổng lồ đỏ ===