Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đèo Ô Quý Hồ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 46:
Con đèo Ô Quý Hồ trước kia khi chưa được làm đầy hiểm trở, ít người dám qua lại vì đường quá dài lại mang trong nó nhiều câu chuyện truyền miệng khiến người đi qua rùng mình, trong đó có chuyện về những con [[hổ]] thần rình bắt người qua lại<ref name="vietimes"/>. Tuy nhiên hiện nay tuyến đường được nâng cấp nhiều, trở thành một cung đường thu hút nhiều tay phượt thủ đến khám phá và chinh phục. Hàng ngày trên cung đường này xe cộ đi lại nườm nượp. Để đi từ [[Hà Nội]] đến Lai Châu, nhiều người chọn cách đáp [[tàu hỏa]] lên [[Lào Cai]] rồi đi xe khách vượt đèo Ô Quý Hồ<ref name="dantri"/>. Một bên là vực sâu hun hút và phía còn lại thường là vách đá dựng đứng, đèo Ô Quý Hồ là một thử thách đối với các tài xế đường dài. Những tấm biển chỉ báo nguy hiểm được dựng lên khắp nơi<ref name="dantri"/>, và đã có nhiều tai nạn thảm khốc xảy ra trên cung đường này.
==Khí hậu==
[[File:Đồi chè Ô Quý Hồ.jpg|nhỏ|260px|Đồi chè Ô Quý Hồ, nhìn từ trên đèo Ô Quý Hồ xuống]]
Độ cao của dãy núi Hoàng Liên Sơn cũng khiến cho [[khí hậu]] hai nửa của đèo được phân định tại Cổng Trời trở nên khác biệt. [[Mùa đông]], trong khi bên phía Tam Đường trời vẫn ấm áp thì bên Sa Pa có những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt<ref name="vietimes"/>, cả ngày sương mù bao phủ, tầm nhìn không quá 2m và núi rừng chìm ngập trong mây. Vào [[mùa hè]], nếu bên đèo Sa Pa khí hậu mát mẻ trong lành thì bên đèo [[Tam Đường]], những cơn nóng khô hanh do ảnh hưởng hoạt động của gió Lào sẽ thiêu đốt mặt đất, suối khô kiệt nước và những thảm cỏ xanh cằn cỗi dưới ánh mắt trời.