Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Triều Tiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Thêm một hay nhiều mục vào danh sách Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 202:
 
== Xã hội ==
{{xem thêm|Quan chế nhà Triều Tiên}}[[Tập tin:First known photo of Koreans 1871.jpg|nhỏ|Một chiếc ghe mành với các ngư dân Triều Tiên vào năm 1871. Hình do [[Felice Beato]] chụp trong [[cuộc viễn chinh Triều Tiên của người Mỹ]]]]
Dân số của Triều Tiên thời kỳ 1392-1897 còn nhiều tranh cãi. Các ghi nhận về số hộ gia đình của triều đình trong thời gian này được xem là không đáng tin cậy.<ref>Ch'oe YH, PH Lee & WT de Bary (eds.) (2000), Sources of Korean Tradition: Volume II: From the Sixteenth to the Twentieth Centuries. [[Columbia University Press]], p. 6</ref> Một ước đoán gần đây đưa ra giá trị 6 triệu vào thời điểm khởi đầu của triều đại vào năm 1392, tăng một cách bất thường đến giá trị đỉnh 18 triệu vào khoảng năm 1750. Giữa năm 1810 và 1850, dân số giảm xấp xỉ 10% và giữ ổn định.<ref>Jun SH, JB Lewis & H-R Kang (2008), ''Korean Expansion and Decline from the Seventeenth to the Nineteenth Century: A View Suggested by Adam Smith''. J. Econ. Hist. 68: 244–82.</ref>
 
Dòng 278:
== Vương hiệu và danh xưng ==
=== Thời kỳ vương quốc ===
{{xem thêm|Tước hiệu và tôn xưng của nhà Triều Tiên}}
* '''Vương''' (''wang'', 왕, 王) chỉ nhà vua, với danh xưng ''điện hạ'' (''chŏnha'', 전하, 殿下). Cách xưng hô tuy không đúng lắm nhưng vẫn thông dụng là ''mã mã'' (''mama'', 마마, 媽媽). Trước khi cách xưng hô ''điện hạ'' được sử dụng, có nhiều cách xưng hô khác nhau dành cho nhà vua. Các danh xưng theo tiếng địa phương như ''naratnim'' (나랏님) và ''imgŭm'' (임금) cũng được dùng một cách thông dụng. Để ám chỉ các vị vua đời trước, người ta dùng các cách gọi '''tiên đại vương''' (''sŏndaewang'', 선대왕, 先大王) hay '''đại vương''' (''taewang'', 대왕, 大王); danh xưng '''quốc vương''' (''kugwang'', 국왕, 國王) được dùng với các công sứ nước ngoài; và quần thần trong triều cần nói về nhà vua lúc nhà vua không có mặt, nghĩa là cần phải trịnh trọng hơn, danh xưng được dùng là '''kim thượng''' (''kŭmsang'', 금상, 今上), '''chúa thượng''' (''chusang'', 주상, 主上), '''thượng giám''' (''sanggam'', 상감, 上監), hay '''đại điện''' (''taejŏn'', 대전, 大殿). Vương hiệu giữ nguyên cho mọi cách xưng hô ngoại trừ một số bà vợ góa của các ông vua đã thoái vị chỉ được gọi hoặc đề cập đến nhà vua mà không được dùng vương hiệu của ông.
* '''Vương phi''' (''wangbi'', 왕비, 王妃), vợ chính thức của nhà vua, được gọi là ''mã mã''. Danh xưng theo cách gọi trong triều là '''trung cung điện''' (''chunggungjŏn'', 중궁전, 中宮殿) hay '''trung điện''' (''chungjŏn'', 중전, 中殿). Các bà vợ vẫn còn hôn ước với nhà vua đến khi qua đời có chung một tước hiệu gồm tiền tố là hai từ [[Hanja]] và hậu tố theo thông lệ là '''vương hậu''' (''wanghu'', 왕후, 王后), nếu bị phế truất thì không có tước hiệu mà chỉ được gọi là Phế phi.