Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổ tôm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
 
Riêng cỗ bài thì hình vẽ trên mỗi quân bài lại mang phong cách [[tranh mộc bản]] (''mokuhan'') của [[Nhật Bản]] nên có người đặt câu hỏi phải chăng tổ tôm xuất phát từ Nhật. Những nhân vật trên quân bài đều trang phục như [[người Nhật]] thời [[Edo]], tức trước [[Minh Trị Duy tân|cuộc cải cách của Nhật hoàng Minh Trị]] 1868. Trong các quân bài thì 18 quân vẽ hình người [[đàn ông]] (có tám người chân quấn xà-cạp ''kyahan''), bốn hình phụ nữ và bốn hình trẻ em. Ngoài ra có vài quân vẽ những vật khác nhưng đều là mô hình thông dụng trong ngành [[hội họa]] Nhật: [[cá chép]], [[đào|trái đào]], [[vọng lâu]], [[thuyền|tàu thuyền]].<ref>Nguyễn Lưu. Tổ tôm, thú chơi tao nhã. Nhà xuất bản Thê dục thể thao, năm 2007.</ref> Cho đến nay rõ một điều là cả Nhật và [[Trung Hoa]] đều không dùng bộ bài này.
 
[[Tập tin:聚三牌.png|thumb|Cỗ bài Tổ tôm: ngang từ trên xuống là ba hàng Vạn, Sách, Văn. Dọc là 10 số từ nhất bên trái đến cửu và yêu tận cùng bên phải]]
 
==Quân bài==
[[Tập tin:聚三牌.png|thumb|Cỗ bài Tổ tôm: ngang từ trên xuống là ba hàng Vạn, Sách, Văn. Dọc là 10 số từ nhất bên trái đến cửu và yêu tận cùng bên phải]]
Bài Tổ tôm có 120 lá bài gọi là "quân", chia thành 3 "hàng" (còn gọi là "chất" hay "hoa") Vạn <big>(萬)</big>, Văn <big>(文)</big>, Sách <big>(索)</big>. Mỗi hàng có 9 bậc gọi là "số" từ nhất (一) đến cửu (九). Mỗi bậc có 4 quân, tổng cộng là 108 quân. Ngoài ra có số đặc biệt gọi là hàng yêu ("yêu đỏ" hay "yêu điều") có tên gọi riêng là Thang Thang, Ông lão (hay Ông cụ) và Chi Chi. Hàng yêu cũng 4 quân mỗi bậc tức là thêm 12 quân, cộng với 108 kể trên là 120 quân cả thảy.