Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lớp Cá vây thùy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8.5
Mrmw (thảo luận | đóng góp)
Dòng 30:
 
== Tiến hóa của cá vây thùy ==
[[Tập tin:Fishapods.jpgsvg|nhỏ|phải|350px|Sự hình thành loài của [[động vật có xương sống]] cuối [[kỷ Devon]] cho thấy cá vây thùy (Sarcopterygii) như ''[[Panderichthys]]'' có các hậu duệ như ''[[Eusthenopteron]]'' có thể hít thở không khí trong các đám bùn lầy và nông, sau đó là ''[[Tiktaalik]]'' mà các vây tựa như chân của chúng có thể giúp chúng bò lên mặt đất, khởi đầu cho những [[động vật lưỡng cư]] có [[động vật bốn chân|bốn chân]] đầu tiên, chẳng hạn như ''[[Acanthostega]]'' với các chân có 8 ngón hay ''[[Ichthyostega]]'' với các chân đã phát triển, sinh sống trong các đầm lầy đầy cỏ dại. Cá vây thùy cũng tiến hóa thành các loài [[Bộ Cá vây tay|Coelacanthiformes]] còn sống sót cho đến ngày nay.]]
 
Cá vây thùy thuộc về nhóm cá xương ([[Siêu lớp Cá xương|Osteichthyes]]), được đặc trưng bởi bộ xương được tạo ra từ chất xương thay vì chất sụn. Các loài cá vây thùy cổ nhất được tìm thấy trong tầng cao nhất của [[kỷ Silur]]. Những loài cá vây thùy đầu tiên trông tương tự như [[lớp Cá mập gai|cá mập gai]] (Acanthodii). Các họ hàng gần nhất của cá vây thùy là [[lớp Cá vây tia|cá vây tia]] (Actinopterygii). Cá vây thùy có lẽ đã tiến hóa trong các đại dương, nhưng sau này chúng đã di chuyển vào các môi trường sống [[nước ngọt]] để tránh các loài cá ăn thịt như [[Cá da phiến|Placodermi]] - khi đó đang thống trị trong các vùng biển thuộc thời kỳ Tiền - Trung [[kỷ Devon|Devon]]. Do đó cá vây thùy đã tiến hóa trong thời kỳ đầu kỷ Devon, đường phân tách chúng ra thành hai dòng dõi chính - Cá vây tay và [[Rhipidistia]] (cá có phổi và muộn hơn là động vật bốn chân). Nhóm cá vây tay xuất hiện vào đầu kỷ Devon và vẫn sống trong lòng đại dương, thời cực thịnh của cá vây tay là cuối kỷ Devon và [[kỷ Than đá]] do chúng là phổ biến hơn cả vào thời điểm này so với bất kỳ thời kỳ nào khác của [[Liên đại Hiển sinh|Liên đại Hiển Sinh]] (''Phanerozoic''). Nhóm [[Rhipidistia]] xuất hiện vào khoảng cùng thời gian đó như cá vây tay, nhưng không giống như cá vây tay, nhóm Rhipidistia rời bỏ các đại dương và di cư vào môi trường sống nước ngọt, tổ tiên của chúng có lẽ sống ở các vùng biển gần [[cửa sông]] (vùng [[nước lợ]]). Rhipidistia lại được phân chia thành hai nhóm chính - [[cá phổi|cá có phổi]] và các loài có dạng của động vật bốn chân (nhóm [[Động vật dạng bốn chân|Tetrapodomorpha]]). Sự đa dạng lớn nhất của cá có phổi diễn ra vào [[kỷ Tam Điệp|kỷ Trias]], nhưng ngày nay chỉ còn ít hơn vài chục chi là tồn tại. Cá có phổi đã tiến hóa thành các dạng động vật có phổi nguyên thủy và chân nguyên thủy. Các loài cá có phổi, cổ đại cũng như hiện đại, sử dụng các vây ngắn và mập của chúng (chân nguyên thủy) để vượt qua mặt đất nếu vùng nước của chúng bị cạn kiệt, cũng như sử dụng phổi nguyên thủy để hít thở không khí nhằm lấy đủ lượng [[oxy]] cần thiết cho hành trình này. Dạng động vật bốn chân về mặt giải phẫu là hoàn toàn tương tự như cá có phổi, họ hàng gần gũi nhất của chúng, nhưng dường như các loài này còn sống trong nước lâu hơn một chút, cho đến cuối kỷ Devon. Nhóm [[Động vật bốn chân|Tetrapoda]] - động vật có xương sống với 4 chân là các hậu duệ của nhóm Tetrapodomorpha. Tetrapoda đã xuất hiện vào cuối kỷ Devon.