Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Lỗi chú thích trống
Dòng 1:
'''Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước''' (cũng được gọi là '''[[stamocap]]''')<ref>{{Chú thích tạp chí}}</ref> là một hình thức cực đoan của [[chủ nghĩa tư bản nhà nước]] trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế. Nhà nước sẽ kiểm soát mọi hoạt động kinh tế, thương mại và các cơ sở sản xuất được tổ chức và quản lý như doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả quá trình tích lũy vốn, lao động tiền lương và quản lý tập trung). Các hoạt động trong nền kinh tế được hoạch định và điều phối bởi các cơ quan lập kế hoạch kinh tế và các cơ quan chính phủ được tập trung hóa (các cơ quan được tổ chức theo thực tiễn quản lý kinh doanh).
 
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một học thuyết Leninist được phổ biến sau [[Thế chiến II]]. [[Vladimir Ilyich Lenin|Lenin]] đã tuyên bố vào năm 1916 rằng [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] đã biến đổi [[chủ nghĩa tư bản]] thành [[chủ nghĩa tư bản độc quyền]], nhưng ông đã không xuất bản bất kỳ học thuyết mở rộng nào về chủ đề này. Thuật ngữ chủ nghĩa tư bản độc quyền đề cập đến một môi trường mà nhà nước can thiệp vào nền kinh tế để bảo vệ các doanh nghiệp độc quyền hoặc độc quyền lớn hơn khỏi các mối đe dọa. Lenin trong cuốn sách nhỏ của ông cùng tên nhằm mục đích mô tả chủ nghĩa đế quốc như là giai đoạn lịch sử cuối cùng của chủ nghĩa tư bản, trong đó ông tin rằng [[chủ nghĩa đế quốc]] là giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản mà chủ nghĩa tư bản đã biến thành chủ nghĩa tư bản độc quyền.<ref>[https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1916/imp-hsc/ ''Imperialism, the Highest Stage of Capitalism''] V.I.Lenin 1916</ref> Chiến tranh thế giới thứ I đã chuyển hóa chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sau cách mạng tháng 10, Lenin chủ trương áp dụng chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vào nước Nga như là "''sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử mà giữa nó (nấc thang đó) với nấc thang được gọi là chủ nghĩa xã hội thì không có một nấc thang nào ở giữa cả''"<ref name="V.I.Lênin p 34">V.I.Lênin. Toàn tập, Tập 34. Nhà xuất bản Tíến bộ, Mátxcơva, 1976, trang 258</ref>. Sau thế chiến thứ II do ảnh hưởng của Liên Xô với tư cách một nước thắng trận khiến chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được phổ biến ra toàn thế giới.