Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công trường Quách Thị Trang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TPHCM đã có kế hoạch tái lập vòng xoay vì là biểu tượng lâu đời, ko làm quảng trường hiện đại nữa
Dòng 20:
Công trường Quách Thị Trang trước năm 2017 là một [[nút giao thông cùng mức]] dạng vòng xoay, là nơi giao nhau của nhiều con đường như Lê Lai, [[Đường Lê Lợi, Thành phố Hồ Chí Minh|Lê Lợi]], Huỳnh Thúc Kháng, [[Đường Hàm Nghi, Thành phố Hồ Chí Minh|Hàm Nghi]] và [[Đường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hồ Chí Minh|Trần Hưng Đạo]]. Công trường nằm ngay phía trước [[chợ Bến Thành]], sát [[công viên 23 tháng 9]] và trạm xe buýt trung tâm thành phố (cũ). Ở giữa công trường là một đảo giao thông trồng cây cảnh trang trí, là nơi đặt tượng nữ sinh [[Quách Thị Trang]] và nhà quân sự [[Trần Nguyên Hãn]] [[nhà Lê sơ|thời Lê sơ]]. Khoảng [[thập niên 1970]], nhà cầm quyền còn cho xây một cầu vượt bộ hành nối giữa chợ và đảo giao thông nhưng phải dỡ bỏ dưới áp lực chỉ trích về mặt thẩm mỹ.<ref name=lsbbqtt />
 
Đầu năm 2017, để tạo mặt bằng cho việc thi công nhà ga ngầm của [[Tuyến số 1 (Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh)|Tuyến đường sắt đô thị số 1: Bến Thành - Suối Tiên]], người ta cho quây rào hầu hết diện tích công trường và phá bỏ đảo giao thông, cho dời tượng Quách Thị Trang về [[công viên Bách Tùng Diệp]] ở Quận 1 và dời tượng Trần Nguyên Hãn về [[công viên Phú Lâm]] ở [[Quận 6]].<ref>{{chú thích web|url=https://plo.vn/do-thi/da-di-doi-tuong-dai-quach-thi-trang-683482.html|title=Đã di dời tượng đài Quách Thị Trang|publisher=Pháp Luật Online|date = ngày 18 tháng 2 năm 2017 |author=Việt Hoa}}</ref> Theo kế hoạch, nhà [[ga Bến Thành|ga đường sắt đô thị Bến Thành]] sẽ có bốn tầng hầm, riêng tại tầng hầm 1 sẽ có trung tâm thương mại diện tích 45.000 m² kéo dài ngầm sang đường Lê Lợi.<ref>{{chú thích báo|url=https://vnexpress.net/kinh-doanh/tp-hcm-duoc-xay-trung-tam-thuong-mai-8-400-ty-dong-duoi-cho-ben-thanh-3518634.html|title= TPHCM được xây trung tâm thương mại 8.400 tỉ đồng dưới chợ Bến Thành|publisher=VnExpress|author=Nguyễn Hoài|date = ngày 24 tháng 12 năm 2016}}</ref> Cũng theo kế hoạch, sau khi xây dựng xong nhà ga ngầm thì chủ đầu tư sẽ tái lập công trường Quách Thị Trang thành một [[quảng trường]] hiện đại hơn.
 
Ban đầu, theo kế hoạch sau khi xây dựng xong nhà ga ngầm thì công trường Quách Thị Trang sẽ được thành một [[quảng trường]] hiện đại. Tuy nhiên, vào cuối [[tháng 5]] năm [[2022]], chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc nghiên cứu phương án tái lập vòng xoay và đặt lại hai tượng Trần Nguyên Hãn, Quách Thị Trang về vị trí cũ.
 
== Lịch sử ==