Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn hóa Phùng Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
GiaTranBot (thảo luận | đóng góp)
n đơn vị m² (via JWB)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Văn hóa cổ Việt Nam}}
'''Văn hóa Phùng Nguyên''' là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ [[thời đại đồ đồng]], cuối [[thời đại đồ đá mới]], tồn tại từ cuối thiên niên kỷ III TCN, đầu thiên niên II TCN và kết thúc vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II TCN<ref>Vũ Duy Mền (chủ biên) (2013), ''Lịch sử Việt Nam'', tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, tr. 91.</ref>. [[Làng Phùng Nguyên|Phùng Nguyên]] là tên một làng ở xã Kinh Kệ (nay là xã [[Phùng Nguyên]]), huyện [[Lâm Thao]], tỉnh [[Phú Thọ]], nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này. [[Di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên#Văn hóa Phùng Nguyên|Di chỉ văn hóa Phùng Nguyên]] đã được phát hiện ở Phú Thọ, [[Bắc Ninh]], [[Ninh Bình]], [[Hà Nội]], [[Hải Phòng]] và một vài nơi khác trong lưu vực [[sông Hồng]]. Tính đến năm 1998, có khoảng 55 địa điểm đã được phát hiện có di chỉ văn hóa đồng dạng với các di chỉ tại Phùng Nguyên, trong đó có 3 địa điểm có di cốt người. Công cụ bằng [[đá]] phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Đồ trang sức bằng các loại [[đá]], đá bán quý, [[ngọc]] được tìm thấy nhiều, đặc biệt là các vòng đá. Ngoài đồ đá, cư dân Phùng Nguyên đã biết chế tạo đồ gốm đặc sắc từ khâu làm đất, tạo dáng cho đến hoa văn trang trí. Trong đời sống của cư dân Phùng Nguyên đã xuất hiện đồ đồng và thuật luyện kim (còn hạn chế).
 
Cùng thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng ở Việt Nam như văn hóa Phùng Nguyên còn có [[văn hóa Cồn Chân Tiên, Hoa Lộc]] (lưu vực [[sông Mã]]), văn hóa của các bộ lạc người nguyên thủy ở lưu vực [[sông Lam]], của các bộ lạc ở thượng lưu sông Mã (huyện [[Sông Mã (huyện)|Sông Mã]], tỉnh [[Sơn La]]), văn hóa Tiền Sa Huỳnh (Trung Trung bộ), văn hóa Đồng Nai (Đông Nam bộ).