Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lang Công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Sửa bản mẫu tham khảo
GiaTranBot (thảo luận | đóng góp)
n thuỷ --> thủy (via JWB)
 
Dòng 13:
Bảo Công và Lang Công cùng nhau mộ được 1000 binh sĩ đánh Đào Hoan để trả thù cho cậu của Bảo Lang. Trả thù xong, hai ông trở lại Nam Trì. Oai danh chấn động gần xa nên nhân dân kính nể, thần phục.
 
Hai năm sau, khi Triệu Vũ đế (Vũ vương Triệu Đà, 197-137 TCN) chết, Triệu Văn đế (Văn vương Triệu Hồ tức Triệu Mạt hay Triệu Muội, con Trọng ThuỷThủy) nối ngôi (136-125 TCN) lệnh cho các châu, huyện đề cử người hiền lương phương chính, văn võ toàn tài, học vấn uyên bác ra giúp nước. Bảo Công, Lang Công đều trúng lại được yết kiến nhà vua ứng đối trôi chảy nên ra sắc chỉ phong Bảo Công chức Thị tụng Tham quan (Quân sư) đảm nhiệm việc luyện quân và công văn cho Triều đình; Lang Công chức Điển binh (Cấm quân bảo vệ triều đình).
 
Năm Văn vương thứ 6, Bảo Công được phong Thừa tướng, Lang Công được phong Đốc lĩnh (chữ Đốc âm cổ là Đại tướng) châu Ái kiêm châu Hoan. Trong thời gian này, Văn vương cùng Bảo Công, Lang Công sắp đặt lại kỷ cương trật tự triều chính, quân thần hiệp đức nên thiên hạ thái bình, nhân dân yên vui, no ấm. Văn vương chết, [[Triệu Minh Vương]] nối ngôi. Minh vương trọng đãi, hai họ của hai anh em quý hiển có hơn bốn mươi người làm quan truyền đời.