Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đông Phương, Đông Hưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 56:
Sách “Đất và người Thái Bình” chép: Theo thần tích miếu Thân Thượng, vào thời Hùng Vương thứ 6, con hổ do Nam Bồ nguyên súy (người Thân Thượng- Đông Cường) nuôi sau khi cắn nhầm chủ chết thường xuyên vào làng bắt lợn. Người làng Thân Thượng dùng cồng chiêng làm lệnh đuổi thì chạy sang làng Vàng. Lúc này làng Vàng có nhiều người giỏi võ, đuổi hổ chạy sang trại Sổ.
 
Chính từ những căn cứ này cùng các tư liệu chính sử ghi lại ngay từ những năm đầu công nguyên, đất Đông Phương thuộc vùng đất đất Tây Quan đã có nhiều dân cư sinh sống và năm 40, nữ tướng Lê Thị Cố đã tập hợp nhân dân làng Vàng và các làng quanh vùng tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng nên làng Vàng (Đông Phương) được xếp là một trong 78 “làng Việt cổ” của huyện Đông Hưng đã được định hình cáccách nay trên 2000 năm.
 
Tên cổ xưa nhất của làng Vàng là làng Viềng với các dấu tích như: đò Viềng, chợ Viềng, miếu Viềng gắn liền với đời sống dân cư. Tới khi vùng bãi sông Diêm được hình thành, làng Viềng trở nên sầm uất, trù phú, thường gọi là bãi Bạc, làng Vàng. Từ đấy có tên làng Vàng, sau tách thành Vàng trên và Vàng dưới. Vàng trên sau gọi là xã Hoàng Quan, Vàng dưới gọi là xã Hoàng Xá. Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết năm 1435 và sách Hồng Đức bản đồ viết năm 1490 đã có tên xã Hoàng Quan và Hoàng Xá. 
Dòng 64:
Cư dân tới vùng đất Đông Phương ngày nay với nhiều lý do. Có người do các cuộc chiến tranh cát cứ hoặc những xung đột của nội bộ làng xã phải rời đến đây. Có người là những nạn nhân đi lánh nạn đến đây nhưng do sự cản trở của sông nước, sự hoang dã của vùng đất mới ven biển đã trụ lại làm ăn sinh sống và sinh cơ lập nghiệp, song trong đó cũng có những người cầm quân, những binh lính chiến thắng vì cảm mếm miền đất này đã ở lại định cư. Cũng có thể họ là những người thợ thủ công, buôn bán đánh cá biển từ nhiều ngả, nhiều xứ xuôi ngược dòng sông Diêm tìm đến đất Đông Phương. Tuy nhiên, cũng phải đến thời Lý, khi triều đình tăng cường trị thủy, hệ thống đê điều bắt đầu được hình thành, người dân từ các nơi mới về vùng đất Đông Phương mới bắt đầu đông đúc, làng xóm mới định hình ổn định.
 
Tới nay các dòng họ ở Đông Phương không ai được biết ông thủy tổ của dòng họ mình từ đâu tới. Những căn cứ vào thân tích đền Rồi Công (An Tràng) và Đình Lưu (Đông Phương) và qua một số cụ cao tuổi ở địa phương truyền lại thì phần đông các dòng họ ở Đông Phương ngày nay đều từ trung du, miền núi phía Bắc xuống như Phú Thọ, Vĩnh Phúc hoặc từ miêngmiền Trung ra như Nghệ An – Hà Tĩnh ra hay ở các tỉnh lân cận chuyển sang. 
 
Chọn định cư, khai phá trên vùng đất mới tuy màu mỡ, phì nhiêu, lắm tôm, nhiều cá nhưng cơ bản vẫn là vùng đất trũng, mùa mưa nước ngập trắng đồng, ngập hết lối đi, chỉ còn lại những nơi đất cao nên các thế hệ người dân Đông Phương đã phải khai hoang, phục hóa, thau chua, rửa mặn, làm thủy lợi tiêu úng, chống hạn để canh tác; phải quật đất tạo nền cao xây dựng nhà cửa, đắp đường và xây dựng xóm làng nên ngày nay Đông Phương vẫn còn rất nhiều ao hồ xen kẽ trong các khu dân cư. Ở Đông Phương tới ngày nay vẫn còn dấu tích cánh đồng Dầm với hàng chục ha nằm giữa địa phận giáp giới xã Đông Cường. Đây là những minh chứng cho quá trình cải tạo, xây dựng làng xóm vất vả, khó khăn của người dân Đông Phương.