Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pyotr Ilyich Tchaikovsky”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
n Đã lùi lại sửa đổi của 14.231.227.212 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của GiaTranBot
Thẻ: Lùi tất cả Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 20:
}}
 
'''Pyotr Ilyich Tchaikovsky''' ([[tiếng Nga]]: Пётр Ильич Чайкoвский, Pjotr Il’ič Čajkovskij;<ref group=a>{{lang-rus|Пётр Ильи́ч Чайко́вский|r=Pëtr Il'ich Tchaikovskiy}} {{IPA-ru|pʲɵtr ɪlʲˈjit͡ɕ t͡ɕɪjˈkofskʲɪj|IPA|Ru-Pyotr Ilyich Tchaikovsky.ogg}}; Tên của ông cũng được dịch thành "Piotr" hay "Petr"; "Ilitsch", "Il'ich" hay "Illyich"; và "Tschaikowski", "Tschaikowsky", "Chajkovskij" và "Chaikovsky" (và các bản dịch khác; việc dich có khác nhau giữa các ngôn ngữ). [[Thư viện Quốc hội]] (''Library of Congress'') đã chuẩn hóa bằng cách dùng ''Peter Ilich Tchaikovsky''.</ref> [[phát âm]]: '''Pi-tơ I-li-ích Trai-cốp-xki'''; [[7 tháng 5]] năm [[1840]] (25 tháng 4 [[Lịch Julius]]) - [[6 tháng 11]] năm [[1893]]) (25 tháng 10 [[Lịch Julius]])<ref group=a>Nga đã sử dụng cách ghi ngày theo kiểu cũ trong thế kỷ 19, khiến tuổi thọ của ông kéo dài từ 25 tháng 4 năm 1840 – 25 tháng 10 năm 1893. Một số nguồn trong các bài này dùng kiểu cũ hơn là kiểu mới. Ngày được ghi trong bài này cùng kiểu với nguồn được trích dẫn.</ref> là một nhà soạn nhạc người Nga thời kỳ Lãng mạn. Ngày nay, các sáng tác của ông đứng vào hàng các tác phẩm cổ điển phổ biến nhất. Ông là nhà soạn nhạc người Nga đầu tiêtiên gây được ấn tượng lâu dài trên toàn thế giới, điều này càng được củng cố khi ông là nhạc trưởng khách mời ở châu Âu và Hoa Kỳ. Ông được Hoàng đế Alexander III vinh danh vào năm 1884 và được cấp lương trọn đời.
 
Dù tài năng âm nhạc sớm phát triển, Tchaikovsky lại được giáo dục để trở thành công chức. Có rất ít cơ hội để gây dựng sự nghiệp âm nhạc ở Nga vào thời điểm đó và cũng không có hệ thống giáo dục âm nhạc công cộng. Khi cơ hội để học nhạc xuất hiện, ông vào [[Nhạc viện Sankt-Peterburg|Nhạc viện Saint Petersburg]] đang còn non trẻ và tốt nghiệp năm 1865. Khác với các nhạc sĩ đương thời trong chủ nghĩa dân tộc, nổi bật là nhóm Năm cây đại thụ, Tchaikovsky được đào tạo bài bản và hàn lâm về [[Âm nhạc thời kỳ Phục Hưng|âm nhạc phương Tây]]. Những kiến thức âm nhạc có được khiến Tchaikovsky dung hòa giữa âm nhạc hàn lâm ông được dạy và âm nhạc dân gian mà ông tiếp xúc từ thời thơ ấu. Từ sự dung hòa này, ông đã tạo nên một phong cách cá nhân nhưng mang những nét Nga không lẫn vào đâu được, đó là một nhiệm vụ không dễ dàng. Các nguyên tắc chi phối giai điệu, hòa âm và các nguyên tắc cơ bản khác của âm nhạc Nga hoàn toàn trái ngược với những nguyên tắc chi phối âm nhạc phương Tây; điều này dường như dập tắt tiềm năng sử dụng âm nhạc Nga trong các tác phẩm phương Tây quy mô lớn hoặc hình thành phong cách tổng hợp. Mâu thuẫn này cũng tạo nên ác cảm cá nhân và làm mất sự tự tin của Tchaikovsky. Văn hóa Nga thời điểm đó có lằn ranh ngày càng rõ giữa các yếu tố bản địa và các yếu tố du nhập. Hai yếu tố này còn chia tách sâu sắc hơn dưới thời Peter Đại đế. Điều này khiến giới trí thức Nga không chắc chắn về bản sắc dân tộc đất nước mình, Tchaikovsky cũng có một nỗi quan hoài như vậy.