Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đạo giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Thaphaiduong (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Vanhdeeptryy
Thẻ: Lùi tất cả
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 115:
Muốn hòa vào Đạo, Lão Tử nói về Lý Vô Vi. Vô Vi nghĩa là không làm, tức là không can thiệp vào môi trường tự nhiên, để con người sống theo tự nhiên và cùng với tự nhiên tiến hóa.
 
Không làm tức là Đạo. Đạo thường không làm, mà không gì không làm được (Vô Vi tức Đạo. Đạo thường vô vi nhi vô bất vi). Đó là bí quyết của Đạo. Lý Vô Vi gồm: Vô cầu, Vô tranh, Vô đoạt, Vô chấp.
 
* Vô cầu, giúp ta vô vọng, xa lìa vọng tưởng điên đảo.
Dòng 121:
* Vô đoạt, giúp ta vô thủ, xa lìa ý tưởng có, không, còn, mất.
* Vô chấp, giúp ta vô ngại, xa lìa ý tưởng trược thanh.
* Vô Vi tức Đạo. Đạo thường vô vi nhi vô bất vi.
 
Không làm tức là Đạo. Đạo thường không làm, mà không gì không làm được.
 
Từ chỗ là không làm mà làm được tất cả. Làm được tất cả mà như không làm gì cả. Đó là bí quyết của Đạo. Lý Vô Vi quá sức huyền diệu cao viễn, ít ai thấu triệt nổi, thành ra bị thất truyền hay bị hiểu sai lạc đi.
 
Đạo sĩ thực hiện theo lý Đạo bằng cách luyện Kim đơn, để gom Tam Bửu: Tinh, Khí, Thần, về một, tức là Tinh Khí Thần hiệp nhứt. Ta phải thanh luyện tiếp để xả hết, hòa vào hư không, tức là trở về hiệp nhứt với Đạo. Luyện Kim đơn là luyện cho thành Thánh thai (Anh nhi, Xá lợi), chớ không phải luyện thuốc Tiên, trường sanh bất tử. Luyện cho cái Tánh trở thành Kim cang bất hoại, gặp động không loạn, nhập trần không nhiễm, định mà không chết cứng, đi đứng nằm ngồi mà như không đi đứng nằm ngồi, thuyết giảng đạo pháp mà như không thuyết giảng tức như thế là nhập vào Lý Vô Vi vậy.